Giáo Dục

Bài tập 1 trang 30 sgk giải tích 12

Hướng dẫn giải chi tiết bài 1

– Để giải câu a, b, c, d của bài 1, các em cùng ôn lại lý thuyết về sự tồn tại tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số:

+ Đường thẳng \(y=b\) được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = f(x)\) nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

\(\lim_{x\rightarrow -\infty } f(x) = b\)

 \(\lim_{x\rightarrow +\infty } f(x) = b\)

+ Đường thẳng \(x=a\) được gọi là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = f(x)\) nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

\(\lim_{x\rightarrow a^+} f(x) = \pm \infty\)

\(\lim_{x\rightarrow a^-} f(x) = \pm \infty\)

– Với hàm số phân thức bậc nhất trên bậc nhất \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\left( {c \ne 0;ad – bc \ne 0} \right)\) ta có thể suy ra ngay tiệm cận ngang là đường thẳng \(y = \frac{a}{c}\), tiệm cận đứng là đường thẳng \(x =  – \frac{d}{c}\).

Lời giải chi tiết các câu a, b, c, d bài 1 như sau:

Câu a:

Ta có: 

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} \frac{x}{{2 – x}} =  + \infty \); \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{x}{{2 – x}} =  – \infty \)

nên đường thẳng x = 2 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Ta có: 

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{x}{{2 – x}} =  – 1;\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } \frac{x}{{2 – x}} =  – 1\)

nên đường thẳng y = -1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Xem thêm :  Top 5 tài liệu luyện thi ielts tại nhà tốt nhất [pdf + audio]

Câu b:

Ta có: 

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { – 1} \right)}^ + }} \frac{{ – x + 7}}{{x + 1}} = + \infty ;\)\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { – 1} \right)}^ – }} \frac{{ – x + 7}}{{x + 1}} = – \infty\)

nên x = -1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Ta có: 

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{ – x + 7}}{{x + 1}} = – 1;\)\(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{ – x + 7}}{{x + 1}} = – 1\) 

nên đường thẳng y = -1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Câu c:

Ta có: 

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{2}{5}} \right)}^ + }} \frac{{2x – 5}}{{5x – 2}} = – \infty ;\)\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{2}{5}} \right)}^ – }} \frac{{2x – 5}}{{5x – 2}} = + \infty\) 

nên đường thẳng \(x=\frac{2}{5}\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Ta có: 

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{2x – 5}}{{5x – 2}} = \frac{2}{5};\)\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{2x – 5}}{{5x – 2}} = \frac{2}{5}\)

nên đồ thị hàm số nhận đường thẳng \(y=\frac{2}{5}\) làm tiệm cận ngang.

Câu d:

Ta có: 

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left( {\frac{7}{x} – 1} \right) = – 1;\)\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {\frac{7}{x} – 1} \right) = – 1\) 

nên đường thẳng y = -1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Ta có: 

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {\frac{7}{x} – 1} \right) = + \infty ;\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \left( {\frac{7}{x} – 1} \right) = – \infty\) 

nên đường thẳng x = 0 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

— Mod Toán 12 HỌC247


Xem thêm :  Biển vũng tàu bãi nào là đẹp nhất?

Bài tập 1 trang 30 SGK Giải Tích 12 (Bài 4 – Toán 12 – Đường tiệm cận, tiệm cận ngang-tiệm cận đứng)


Tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số.
Hướng dẫn giải bài tập Toán – Giải Tích 12 :
GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1 : http://bit.ly/2pozIxX
GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 : http://bit.ly/2NquCtb
CHƯƠNG I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số : http://bit.ly/2OQPuw4
CHƯƠNG II: Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit : http://bit.ly/31kMZov
CHƯƠNG III: Nguyên hàm – Tích phân và Ứng dụng : http://bit.ly/2KgwDri
CHƯƠNG IV: Số phức : https://rb.gy/ft6uv1
Hướng dẫn giải bài tập Toán – Hình học 12:
Chương I: Khối đa diện : https://rb.gy/bzy8b5
Chào các em !
Để tìm các video của Thầy các em hãy dùng từ khóa \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button