Giáo Dục

Cách tính hỗn số: lý thuyết và bài tập cách tính nhanh hỗn số

Tìm hiểu hỗn số là gì?

Kết quả của việc viết gọn tổng của một số tự nhiên nguyên dương với một phân số dương bằng cách bỏ dấu cộng xen giữa chúng chính là hỗn số. Chính vì thế, hỗn số gồm hai phần: phần nguyên và phần phân số

Ví dụ:

\(5\frac{1}{4}\)

Trong đó : \( 5 \) là phần nguyên

\(\frac{1}{4}\) là phần phân số

Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng nhỏ hơn \( 1 \)

Khi đọc (viết) hỗn số thì ta đọc (viết) phần nguyên trước rồi đọc (viết) phần phân số

Ví dụ:

\(2\frac{1}{3}\) đọc là “Hai và một phần ba”

Nếu phân số dương lớn hớn \( 1 \) thì ta có thể viết phân số đó dưới dạng hỗn số bằng cách chia tử số cho mẫu số. Thương tìm được là phần nguyên của hỗn số, phần phân số có tử là số dư và mẫu vẫn là mẫu của phân số ban đầu:

Ví dụ :

\( \frac{8}{3}= 2\frac{2}{3 }\)

\(\frac{9}{5}=1\frac{4}{5}\)

Muốn đổi một hỗn số sang phân số ta nhân phần nguyên với mẫu rồi cộng với tử số của phần phân số. Kết quả thu được chính là tử của phân số còn mẫu số vẫn giữ nguyên: \(a\frac{b}{c}=\frac{ac+b}{c}\)

Ví dụ:

\(3\frac{1}{2}=\frac{3 \times 2 +1}{2}=\frac{7}{2}\)

\(4\frac{2}{3}=\frac{4 \times 3 +2 }{3}=\frac{14}{3}\)

Trong chương trình Toán lớp 6 thì định nghĩa hỗn số được mở rộng, không chỉ còn áp dụng với số nguyên dương.

Xem thêm :  Bài hát tiếng anh thiếu nhi i am the music man

Định nghĩa :

Khi viết một phân số âm dưới dạng hỗn số thì ta chỉ cần viết phân số đối của nó dưới dạng hỗn số rồi thêm dấu trừ vào trước nó

\(\frac{8}{5}=1\frac{3}{5} \Rightarrow -\frac{8}{5}=-1\frac{3}{5}\)

***Chú ý:

\(-a\frac{b}{c}=-(a\frac{b}{c})=-(a+\frac{b}{c})\)

\(-a\frac{b}{c}\neq -a+\frac{b}{c}\)

cách tính hỗn số lớp 5

Để tính toán các phép tính hỗn số thì đầu tiên ta chuyển hỗn số về dạng phân số rồi sau đó tính toán với các phân số thu được

\(2\frac{1}{3} + 1\frac{1}{2} = \frac{7}{3} + \frac{3}{2} = \frac{23}{6} = 3\frac{5}{6}\)

\(5\frac{1}{2} – 2\frac{2}{3} = \frac{11}{2} – \frac{8}{3} = \frac{17}{6} = 2\frac{5}{6}\)

\(4\frac{1}{3} \times 2\frac{1}{4} = \frac{13}{3} \times \frac{9}{4} = \frac{39}{4} = 9\frac{3}{4}\)

\(2\frac{1}{2} : 3\frac{1}{3} = \frac{5}{2} : \frac{10}{3} =\frac{3}{4}\)

Cách tính hỗn số lớp 6

Với các hỗn số âm thì ta tính toán như sau:

  • Với các phép toán cộng trừ thì ta chuyển hỗn số đó sang hỗn số dương và đổi dấu phép tính ở trước nó : \( + \rightarrow – \) và \( – \rightarrow + \)

  • Với các phép toán nhân chia thì ta bỏ dấu \( – \), thực hiện nhân chia các hỗn số dương rồi sau đó them dấu \( – \) vào trước kết quả thu được

\(2\frac{1}{2} + (-3\frac{2}{3}) = 2\frac{1}{2} – 3\frac{2}{3} =\frac{5}{2}-\frac{11}{3} = -\frac{7}{6} = -1\frac{1}{6}\)

\(1\frac{1}{3} – (-2\frac{2}{3}) =1\frac{1}{3} + 2\frac{2}{3} =\frac{4}{3} + \frac{8}{3} = 4\)

\(2\frac{3}{4} \times -1\frac{1}{3} = -(\frac{11}{4} \times \frac{4}{3}) = -\frac{11}{3} = -3\frac{2}{3}\)

\(-1\frac{1}{4} : 2\frac{1}{2} =-(\frac{5}{4} : \frac{5}{2}) = -\frac{1}{2}\)

Cách tính nhanh hỗn số

Khi thực hiện cộng (trừ) hỗn số, ta có thể tính nhanh bằng cách cộng (trừ) phần nguyên với phần nguyên, phần thập phân với phần thập phân

Xem thêm :  Phương trình hóa học

\(a\frac{b}{c} +m\frac{n}{p} = (a+b)+(\frac{b}{c}+\frac{n}{p})\)

\(a\frac{b}{c} – m\frac{n}{p} = (a-b)+(\frac{b}{c}-\frac{n}{p})\)

lý thuyết và bài tập cách tính hỗn số

\(2\frac{1}{3} + 3\frac{1}{2} = (2+3)+(\frac{1}{3}+\frac{1}{2}) = 5\frac{5}{6}\)

\(3\frac{3}{4} – 1\frac{1}{2} = (3-1)+ (\frac{3}{4}-\frac{1}{2}) = 2\frac{1}{4}\)

Nếu phần phân số của số bị trừ nhỏ hơn phần phân số của số trừ thì ta bớt ở phần nguyên rồi thêm vào phần phân số của số bị trừ \( 1 \) đơn vị, sau đó tính toán như bình thường

Ví dụ:

\(3\frac{1}{2} – 1\frac{3}{4} = 2\frac{3}{2} – 1\frac{3}{4} = (2-1) + (\frac{3}{2}-\frac{3}{4}) = 1\frac{3}{4}\)

Trong một số bài toán, chúng ta có thể tách phần nguyên và phần thập phân của từng thừa số rồi tính toán:

\(a\frac{b}{c} \times m\frac{n}{p} = am+\frac{bn}{cp} +\frac{an}{p} +\frac{bm}{c}\)

\(3\frac{1}{5} \times 5\frac{1}{3} = 3 \times 5+\frac{1}{3} \times \frac{1}{5} +3 \times \frac{1}{3} +5 \times \frac{1}{5}\)

\(=15+ \frac{1}{15} +1 +1 =17\frac{1}{15}\)

Nếu nhân hỗn số với số nguyên thì ta chỉ cần nhân số nguyên đó lần lượt với phần nguyên và phần thập phân của hỗn số

\(3\frac{1}{4} \times 3 =9\frac{3}{4}\)

Một số bài toán áp dụng cách tính hỗn số :

Sau đây là một số bài tập liên quan đến cách tính hỗn số để các bạn tự rèn luyện:

Bài 1:

Bạn An mỗi giờ đi bộ đi được \(3\frac{1}{2} \; \; km\). Bố của An mỗi giờ đi bộ được \(5\frac{3}{4} \; \; km\). Hỏi sau \( 2 \) giờ đi bộ thì bố của An đi được hơn An quãng đường dài bao nhiêu \( km \) ?

Bài 2:

Một chiếc xe tải mỗi chuyến chở được \(2\frac{1}{4}\) tấn hàng. Nhà kho có tất cả \( 18 \) tấn hàng. Hỏi phải mất bao nhiêu chuyến thì xe tải mới có thể chở hết số hàng trong kho ?

Xem thêm :  Bài tập về viết phương trình tiếp tuyến tại điểm thuộc đồ thị trong đề thi các năm

Bài 3:

Một cái bánh xe mỗi giây quay được \(1\frac{3}{4}\) vòng. Hỏi sau \(4\frac{1}{2}\) thì bánh xe quay được bao nhiêu vòng ?

Xem thêm >>> Hỗn số là gì? Cách cộng trừ hỗn số? Cấu tạo của hỗn số?

2.7

/

5

(

3

bình chọn

)

Please follow and like us:

error

fb-share-icon



Toán Lớp 5: Chuyển đổi Hỗn Số thành Phân Số


Cung cấp các kiến thức về Hỗn Số. Chuyển đổi Hỗn Số thành Phân Số và chuyển đổi Phân Số thành Hỗn Số.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button