Giáo Dục

Ngành công nghệ thông tin học trường nào, ra làm gì (2020)

Ngành công nghệ thông tin được đánh giá là ngành “hấp dẫn” nhất thế kỷ 21. Sinh viên mới ra trường dù chưa có kinh nghiệm, mức lương cũng cao hơn các ngành khác.

Thống kê 10 ngành có thu nhập cao nhất Việt Nam (nguồn FinStreet)

Trong bảng xếp hạng trên cũng có nhiều so sánh chưa hợp lý. Ví dụ, Lập trình viên so sánh với vị trí Quản lý hay CEO là chưa cùng cấp. Nhưng điều này lại cho chúng ta thấy là nếu so sánh cùng bậc thì CNTT có lẽ đứng top 1.

Tự sướng với nhau vậy đủ rồi :D.

Trong bài viết này, mình giải thích cho các bạn hiểu cặn kẽ về ngành CNTT. Nên học trường nào, ra trường làm gì, lương tháng bao nhiêu, có những chuyên ngành nhỏ nào, con gái có nên học ngành nào, liệu đã bão hoà chưa…

Tôi nghĩ mọi người trên đất nước chúng ta đều nên học cách lập trình máy tính bởi nó sẽ dạy bạn cách suy nghĩ

Steve Jobs

Trong bài viết trước, mình đã hướng dẫn các bạn cách chọn ngành dễ xin việc lương cao. Mình cũng đã tiết lộ mức lương của mình sau 2 năm ra trường là 30-35tr/tháng, với vị trí kỹ sư phân tích số liệu (Big Data Analytics) tại Viettel.

Mình ở thành phố Maputo (Mozambique) trong chuyến công tác đến Châu Phi năm 2019

Ngành công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào?

Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu thật rõ từng chuyên ngành một, vì chúng rất khác nhau. Trước đây mình từng đã bị hiểu nhầm về Công nghệ phần mềm, may phút chót nhận ra và chọn lại sang Hệ thống thông tin.

1. Công nghệ phần mềm?

Hình dung như này cho đơn giản.

Việc tạo ra phần mềm cũng như ta đi may một chiếc áo. Đầu tiên, ta đến nhà thợ may nói với họ cần may một chiếc váy đi dự tiệc cưới nyc. Anh thợ sẽ đo đạc chiều cao, vòng eo, độ rộng vai…

Sau đó tiến hành thiết kế cho bạn kiểu dáng sẹc xy nhất. Và thằng nyc sẽ phải tiếc nuối khi trông thấy bạn ở lễ cưới. Anh thợ mất 3 ngày cần mẫn chân dập máy khâu, tay se chỉ, cắt tà…

Chẳng mấy chốc, chiếc váy đầm đỏ hở vai khoét lưng hiện ra trước mắt.

Minh hoạ việc làm phần mềm với may đo chiếc váy

Anh thợ nghĩ bụng, không biết liệu khi bạn mặc vào có bị kích hay co rúm góc nào không. Anh bèn gọi vợ ảnh ra mặc thử để ngắm xem có lỗi nào không. Oà, nó đẹp thực sự.

Anh thợ nhận ra, chỉ cần sửa một chút ở chân váy thì người trung tuổi cũng mặc được mà không sợ bị trẻ quá. Chỉ cần thêm nơ và đai thắt thì các em học sinh cũng có thể mặc được.

Ngày cưới đến, bạn bước đi tự tin trong chiếc váy đầm hở lưng. Mọi người đều ngoái nhìn còn nyc mải nhìn quên mất cả trao hoa cho cô dâu (Đoạn này nhớ quay video, ghép nhạc tiktok… ngầu thôi rồi)

Quay lại với CNPM, đầu ra của ngành này là giúp bạn trở thành một lập trình viên thành thạo như anh thợ may áo kia. Bạn sẽ được học các môn sau:

  • Phân tích yêu cầu phần mềm nó giống như anh thợ tiếp nhận yêu cầu may váy đầm của bạn. Và sẽ hỏi bạn: em thích kiểu sẹc xy hay cô ba, body hay bánh bèo…
  • Thiết kế phần mềm giống như anh thợ may đo đạc và thiết kế kiểu dáng của chiếc váy
  • Lập trình: dân IT gọi là đây là code còn anh thợ may thì chân dập máy khâu, tay se chỉ vải.
  • Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm cũng giống như anh thợ may gọi vợ ra mặc thử váy xem có ôm thân không, có sứt chỉ hở rốn không…
  • Phát triển các phần mềm đa nền tảng: di động, web… cũng như anh thợ may tuỳ biến kiểu dáng chiếc váy của bạn một chút là có thể cho cả người cao tuổi hay các bạn học sinh mặc được.

Minh hoạ công việc tạo ra phần mềm/game/app

Đó, dễ hiểu đúng không?

Học công nghệ phần mềm tức là bạn học các công nghệ tốt nhất để phát triển ra được những cái web, app, game phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân.

2. Hệ thống thông tin

Trước khi nói về chuyên ngành này và các chuyên ngành sau nữa. Mình sẽ lấy hệ thống Facebook làm ví dụ giúp các bạn dễ hiểu.

Xem thêm :  10 phim kiếm hiệp hay nhất thập kỷ qua cho tín đồ võ thuật

Nếu CNPM đã tạo ra được cái app Facebook trên điện thoại hay web Facebook cho máy tính thì HTTT sẽ là bộ máy ngầm hoạt động bên trong, để bạn post được status, đi cào phím còm ment dạo…

Trên thế giới có hàng tỷ người sử dụng app Facebook này. Mỗi giây có khoảng 100.000.000 bức ảnh cùng status được post lên Facebook. Việc của những người học HTTT là:

  • Thiết kế cơ sở dữ liệu: làm sao lưu trữ được lượng dữ liệu khổng lồ như vậy. Theo tính toán thì vào năm 2025 và dung lượng dữ liệu sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm.
  • Xây dựng hệ thống phân tán: Làm sao để phục vụ được tỷ người cùng sử dụng trong một thời điểm. Bạn sẽ lập trình các thuật toán để cân bằng tải cho các server. Giống như việc nhân viên sân bay phân phối dòng người checkin để tránh tắc nghẽn tại cửa an ninh.
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Bạn vừa tìm kiếm chiếc áo phông trên Facebook. Chỉ lát sau quảng cáo trên newfeed đã tràn ngập mặt bạn. Đó là vai trò của xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  • Học máy, học sâu (Machine learning): Mỗi ngày bạn sử dụng Facebook, bạn bấm like, tương tác với các nội dung yêu thích. Vài ngày sau, Facebook đề xuất nội dung tương tự, có thể bạn cũng thích. Đó là học máy, học sâu.

Phạm vi ngành Hệ thống thông tin (ảnh: ĐH Bách Khoa Hà Nội)

Đó là một số nội dung đặc trưng nhất về Hệ thống thông tin. Ngoài ra có một số keyword trong hình bên dưới cũng thuộc phạm vi của ngành. Bạn có thể google thêm để hiểu hơn về chúng.

Hệ thống thông tin khác với công nghệ phần mềm ở chỗ: sản phẩm của nó là những thứ vô hình, không có giao diện. Còn công nghệ phần mềm tạo ra web, game, app sờ nắn được.

3. Khoa học máy tính

Cái tên Khoa học máy tính ở Việt Nam rất dễ gây nhầm lẫn.

Trên thế giới ngành này gọi là Computer Science. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng phát triển phần mềm, xây dựng hệ thống phân tán, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn…

Còn ở Việt Nam thì Computer Science đã được chia nhỏ ra làm nhiều ngành bên trong như CNPM, HTTT… như đã nói ở phần trên. Còn Khoa học máy tính ở mục số 3 này, cũng chỉ là 1 nhánh nhỏ và bao gồm các kỹ năng sau:

Các mảng kiến thức của ngành Khoa học máy tính

Nhìn có vẻ giống với HTTT, nhưng khác biệt ở chỗ:

Hệ thống thông tin thiên về xử lý dữ liệu. Xây dựng hệ thống to oạch, phục vụ hàng tỷ người dùng.

Còn Khoa học máy tính lại thiên về thuật toántối ưu hoá. Ví dụ cùng là Học máy ở HTTT thì sẽ là việc áp dụng các thuật toán Machine learning vào xử lý dữ liệu, tạo ra sản phẩm là phần mềm nhận diện khuôn mặt chẳng hạn.

Còn khoa học máy tính sẽ thiên về việc phát triển các thuật toán, tối ưu hoá nó để việc nhận diện khuôn mặt được chính xác hơn… ngành này nghiên cứu hàn lâm hơn cả.

4. Kỹ thuật máy tính

Cẩn thận không bạn sẽ nhầm nó với Khoa học máy tính.

Với kỹ thuật máy tính, bạn sẽ học cách lập trình trên các thiết bị phần cứng như điều khiển cánh tay robot, xử lý hình ảnh trực tiếp từ camera, lập trình con chip điều khiển cảm biến…

Ví dụ như này cho dễ hiểu:

Kỹ thuật máy tính sẽ giúp lập trình ra chương trình và nhúng thẳng vào camera an ninh. Giúp nó có khả năng nhận diện khuôn mặt.

Người quen thì cho qua cửa, người lạ không cho qua. Việc nhận diện này được xử lý trong thời gian thực, tức là ngay lập tức khi bạn bước vào cửa.

Tương lai đang nói rất nhiều về Internet of Things. Đó là khi mọi vật đều có “não” (con chip).

Mọi vật đều được kết nối internet, từ cái nồi cơm điện đến cúc áo, cúc quần. Thì đây là sân chơi cực lớn cho ngành Kỹ thuật máy tính. Dưới đây là một số keyword về ngành.

Phạm vi của ngành Kỹ thuật máy tính (Nguồn: ĐH BKHN)

5. Khoa học dữ liệu – Data Science

Ngành siêu hot, thế giới gọi nó là ngành sexy nhất thế kỷ 21. Bản thân mình cũng đang làm việc trong ngành này được hơn 1 năm. Đây cũng là ngành non trẻ nhất, có tốc độ phát triển nhanh nhấtlương cao nhất.

Khi các ngành ở mục 1-4 đã giúp tạo ra được Facebook, Google, Youtube… và thu hút được hàng tỷ người dùng. Thì lượng dữ liệu (ảnh, video, text) sinh ra mỗi phút là “siêu khổng lồ”.

Xem thêm :  Phân tích bài thơ câu cá mùa thu hay chọn lọc

Ví như ta ghi dữ liệu này ra các trang giấy và xếp chồng lại sẽ dài bằng nhiều lượt quãng đường từ đây lên mặt trăng.

Nếu cứ xử lý dữ liệu thông thường như cách bạn mở file word ra đọc thì sẽ mất hai triệu năm của Đen Vâu để xử lý hết đám dữ liệu đó. Vì thế ngành khoa học dữ liệu đã ra đời.

Các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà Khoa học dữ liệu.

Ngành khoa học dữ liệu là một trong những ngành yêu cầu nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực CNTT.

Nó bao gồm kiến thức về toán (xác suất thống kê, giải tích, đại số…), kỹ năng lập trình (chắc chắn rồi), học máy, kinh nghiệm nghề và cả sự nhạy bén trong việc cảm nhận dữ liệu nữa.

Chính vì nó khó và dữ liệu được coi là dầu mỏ ở thế ký 21 nên giá trị từ ngành này là rất lớn:

  • Netflix: 85% số phim được xem trên Netflix thông qua đề xuất, kết quả đó nhờ phân tích dữ liệu người dùng.
  • Facebook: 98.5% doanh thu của Facebook đến từ dịch vụ Quảng cáo. Mà key của dịch vụ này nằm ở các chương trình phân tích hành vi người dùng để nhắm đúng mục tiêu, đúng thời điểm. Bảo sao Facebook hiểu mình thế.
  • Google: Khi bạn tìm kiểm 1 sản phẩm trên Google ngay lập tức, quảng cáo theo đuổi bạn tới mọi nơi. Đó chính là Google đã ứng dụng PTDL. Điều này giúp đóng góp 70.4% vào doanh thu của Google.

Sản phẩm của Phân tích dữ liệu là những tri thức vô hình, không sờ nắn được.

Nó là các bảng số liệu hoặc là những “hiểu biết” về một đối tượng trong tập dữ liệu. Cái mà trên google gọi là “insight”.

Ví dụ như: Sau khi phân tích tập người dùng Youtube, người ta đưa nhận định: “Người từ 26-30 tuổi thích xem review đồ gia dụng nhà cửa trên Youtube hơn người trẻ từ 16-20 tuổi”

Insight là kết quả của Phân tích dữ liệu, nó sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng của mình. Từ đó điều chỉnh sản phẩm, cải thiện dịch vụ chất lượng hơn. Vậy mới rõ, tại sao Facebook hiểu người dùng thế.

Màn hình làm việc của kỹ sư Phân tích dữ liệu

Ví von một chút,

Ngành CNTT như một cái cây. Bất kể bạn học chuyên ngành nào, bạn cũng sẽ biết lập trình, thiết kế phần mềm, thuật toán…đó chính là gốc cây.

Cành cây là các chuyên ngành nhỏ, mỗi cành sẽ mọc theo một hướng khác nhau. Và quả mọc ra ở cành chính là phân tích dữ liệu. Dữ liệu chính là “quả” của phần mềm.

Mối quan hệ giữa các chuyên ngành CNTT

Vậy là mình đã giải thích và lấy ví dụ về từng chuyên ngành CNTT để bạn hiểu. Phần tiếp theo sẽ trả lời các câu hỏi được quan tâm nhiều nhất.

Phiên hỏi đáp bắt đầu!

Ngành công nghệ thông tin: lương lậu ra sao?

Công nghệ thông tin là ngành rất dễ xin việc, dù trình cao hay thấp cũng đều có công ty nhận. Nhưng mức lương cũng rất khác nhau. Mới ra trường, các bạn sẽ ở những level sau:

LevelTrình độMức lương1Biết 1-2 ngôn ngữ lập trình
Tiếng anh kém ở mức word-by-word
Chưa có kinh nghiệm thực tập ở đâu3-8tr
(lương nhận thực tập)2Thạo 1-2 ngôn ngữ lập trình
Tiếng anh chỉ đọc, nghe nói mù tịt
Đã thực tập ở 1-2 dự án8-12 tr3Thạo 1-2 ngôn ngữ, nắm vững thuật toán cơ bản
Tiếng anh đọc nghe được, nói mù tịt
kinh nghiệm thực tập 1-2 năm14-18tr4Thạo 1-2 ngôn ngữ, nắm vững thuật toán và CSDL
Tiếng anh tốt, nghe nói đọc viết bình quân 7/10
Có kinh nghiệm thực tập 1-2 năm18-22 tr5Thạo 1-2 ngôn ngữ, nắm vững thuật toán và CSDL
Tiếng anh tốt, nghe nói đọc viết bình quân 7/10
Đạt giải thưởng về lập trình ở các cuộc thi
Có sản phẩm web/app/game riêng, đã up lên sotre22-30tr6Thạo 1-2 ngôn ngữ, nắm vững thuật toán và CSDL
Tiếng anh tốt. Biết tiếng Nhật
Đạt giải thưởng về lập trình ở các cuộc thi
Có sản phẩm web/app/game riêng, đã up lên sotre60-80tr
Làm việc ở Nhật
hoặc nước ngoài7Đã có sản phẩm triệu người dùng>100 triệu
Làm tự do

Ngày mới ra trường mình ở level 5, hỏng mỗi cái tiếng anh của mình kém chỉ nghe và đọc chứ không nói được. Nhưng bù lại kinh nghiệm thực tập cũng tốt nên vẫn nhận lương level 5.

Xem thêm :  Soạn bài mẹ tôi

Mình đã chứng kiến nhiều anh em sau 2-3 năm đi làm đã lên được level 7. Thế mới nói, ngành công nghệ thông tin là ngành dễ kiếm tiền nhất dù chỉ cần một mình với chiếc laptop.

Cần kỹ năng gì để học được ngành công nghệ thông tin?

Câu trả lời là không cần bạn phải giỏi sẵn kỹ năng nào cả. Tất cả sẽ được đào tạo trong chương trình học đại học. Hồi cấp 3 mình mù tịt môn tin, toán thi đại học cũng chỉ tầm 8 điểm.

Chỉ cần chăm chỉ, có ý thức tự học, hỏi google thật nhiều là bạn sẽ giỏi. Cố gắng đi thực tập càng sớm càng tốt. Bây giờ rất nhiều công ty đã nhận thực tập từ năm 3 trở đi.

Học phí có cao không? Có cần trang bị dàn máy khủng không?

Học phí như các ngành khác trong trường. Bạn chỉ cần trang bị cho mình 1 chiếc laptop cỡ “khá” từ 14-17 triệu là đủ “đao kiếm” chiến đấu với thiên hạ.

Bằng cấp quan trọng không? Học lực yếu nên học nghề hay xét học bạ?

Khi mới ra trường, bằng cấp vẫn quan trọng. Vì bạn chưa có kinh nghiệm nên họ chỉ có thể dựa vào bằng cấp và phỏng vấn kiến thức trong trường. Sau khi làm 2-3 năm thì bằng cấp chỉ là vé thông hành.

Học lực yếu thì mình nghĩ nên đi học nghề, như kiểu cao đẳng nghề FPT chẳng hạn.

Đừng cố xét học bạ hoặc vào hệ cao đẳng của các trường đại học. Các bạn sẽ bị coi như con “rơi thôi”. Ra trường không bằng mấy bạn học nghề đâu.

Ngành nào đang phát triển nhất, tương lai ra sao?

Tương lai đang là Big Data, Phân tích dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Học máy.

Nhưng không quá quan trọng đâu. Bạn cứ chỉ cần học CNTT, nắm được cái gốc cây, rồi việc chuyển qua lại giữa các cành cây quá là “easy luông”.

Con gái nên chọn chuyên ngành công nghệ thông tin nào?

Với con gái, mình khuyên nên học Khoa học dữ liệu. Đây là ngành mang thiên hướng “nghệ sĩ” một chút. Lập trình ít hơn các ngành khác rất nhiều, bạn không phải mòn sắc vì code đâu.

Quan trọng là còn gái có độ nhạy hơn con trai. Ví dụ như trong mắt con trai, son môi chỉ có màu đỏ, hồng, cam. Nhưng không! trong mắt con gái nó là đỏ nâu, đỏ đất, cam cháy… Kinh chưa ?

Như mình nói ở trên, Phân tích dữ liệu cần có độ nhạy trong việc cảm nhận dữ liệu thì mới làm tốt được. Kiểu như, có những người nhìn qua đã biết bạn muốn nói gì vậy.

Ngành CNTT liệu đã bão hoà chưa?

Mình khẳng định là chưa, và nó sẽ phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng xây dựng xã hội số trong thế kỷ 21 này. Ở Ấn Độ, một trong những cường quốc về CNTT. Họ có ví von như này:

Bangalore có khoảng 40,000 con chó; và cũng có khoảng từng đó lập trình viên. Nếu bạn ném một hòn đá ngẫu nhiên lên không trung, thì hoặc là nó sẽ trúng vào đầu một con chó hoặc sẽ trúng đầu một lập trình viên

Nên bao giờ bạn thấy ở Việt Nam cũng nhiều lập trình viên như ở Ấn, thì lúc đó mình lại bàn tiếp :))

Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào
(Hà Nội)

Top 10 trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất Hà Nội
1. ĐH Bách Khoa Hà Nội
2. ĐH Công Nghệ – ĐH QGHN
3. HV Công nghệ BCVT
4. ĐH KHTN – ĐH QGHN
5. Học viện kỹ thuật quân sự
6. ĐH FPT
7. ĐH Giao thông vận tải
8. ĐH Hà Nội
9. ĐH Công nghiệp
10. ĐH Kinh doanh và Công nghệ
11. ĐH Mỏ địa chất

Nếu khả năng của bạn không thể thi vào 1 trong các trường trên thì thôi. Đi học nghề sẽ tốt hơn là học CNTT ở trường không chuyên. Một số nơi đào tạo nghề như FPT Polytechnic, Bách Khoa Aptech…

Bài viết về ngành công nghệ thông tin mình sẽ kết thúc ở đây. Có câu hỏi nào bạn đặt ở phần comment. Nếu có tâm sự gì muốn chia sẻ các bạn hãy tham gia Group Tâm Sự Cùng Hieutran. Và đừng quên ĐĂNG KÝ email để nhận bài viết mới nhé.

Đang gửi rồi…

May quá! xong rồi đấy

Có lỗi thì phải, thôi lát thử lại nhé!

HieuTran


Nên chọn trường nào, ngành nào trong ngành Công Nghệ Thông Tin


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button