Giáo Dục

Soạn bài đất nước – nguyễn khoa điềm – ngắn gọn nhất>

2. Tóm tắt nội dung bài học

2.1. Nội dung

  • Đất nước hiện lên qua cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao cồn sức và khát vọng của nhân dân. Đất Nước của nhân dân, nhân dân là người làm ra Đất Nước.
  • Một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước mang tính tổng hợp, toàn vẹn từ cái tôi tự ý thức của những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thức, niềm tin, niềm tự hào dân tộc.
  • Tô đậm tư tưởng Đất Nước của nhân dân  qua việc khẳng định: Đất Nước là sự hội tụ công sức và khát vọng của nhân dân.

2.2. Nghệ thuật

  • Giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng tha thiết.
  • Vận dụng sáng tạo nhiều thành tố của văn học, văn hóa dân gian.

3. soạn bài đất nước chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả.

  • Bố cục: đoạn thơ được chia làm 2 phần:
    • Phần 1: Từ đầu đến làm nên Đất Nước muôn đời: Những nét riêng trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
    • Phần 2: Còn lại: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
  • Sự liên kết giữa hai phần chính là mạch cảm xúc xuyên suốt của tác giả về đất nước. Đất nước hiện lên gần gũi, thân thiết, gắn bó với đời sống của con người, được nhìn nhận ở chiều dài lịch sử, văn hóa truyền thống. Đó là Đất Nước được viết hoa, Đất Nước trở thành đối tượng thẩm mĩ, tạo sắc thái tình cảm sâu sắc, ấn tượng với người đọc.

Câu 2: Trong phần đầu của đoạn trích (từ đấu đến “làm nên Đất Nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này?

  • Đất nước được cảm nhận trên nhiều bình diện:
    • Phương diện không gian:
      • Đất nước là không gian sinh hoạt gắn bó với cuộc sống của con người.
      • Đất nước là nơi đến trường, là nơi tắm, là nơi chứng kiến mối tình của đôi lứa yêu nhau.
      • Đất nước là núi sông rừng biển bao la.
      • Đất nước là không gian sinh sống, hội tụ của cộng đồng dân tộc qua nhiều thế hệ.
    • Phương diện thời gian:
      • Đất nước là thời gian đằng đẵng của bốn nghìn năm lịch sử gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ,…
      • Đất nước gắn với thời gian sinh sống và trưởng thành của bao thế hệ.
    • Phong tục tập quán, văn hóa:
      • Đất nước là những cái bình dị, gần gũi và thân thiết nhất trong cuộc sống con người.
      • Đất nước có từ lâu đời, từ xa xưa, từ những câu chuyện cổ tích “mẹ thường hay kể”.
      • Đất nước có trong những chiến đấu và trong lao động: trồng tre đánh giặc, làm ra hạt gạo, hạt lúa,…
      • Đất nước có trong các phong tục tập quán: ăn trầu, bới tóc.
      • Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình thuỷ chung.
  • Đất nước qua cảm nhận của nhà thơ vừa thiêng liêng vừa sâu xa, lớn lao, gần gũi, thân thiết với cuộc sống của mỗi con người.→ một cách cảm nhận sâu sắc và toàn diện hơn so với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
Xem thêm :  Tìm tập xác định của hàm số mũ và hàm số logarit

Câu 3: Phần sau của đoạn thơ tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: “Đât Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới mẻ của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa,…của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và nhiều bài thơ chống Mỹ, vì sao?

  • Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã chi phối, quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện và mới mẻ của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước.
    • Các hình ảnh, sự vật của địa lý, lịch sử, những danh thắng của dân tộc đều in đậm trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
    • Nguyễn Khoa Điềm nhận ra sự gắn bó, hài hòa giữa con người và đất nước của mình:
    • Mỗi tên đất, tên sông, tên núi, tên làng đều ẩn chứa trong đó cái dáng hình xứ sở, đều chất chứa tình người sâu đậm.
    • Chuyện người vợ nhớ chồng, chuyện những người yêu nhau, những người học trò nghèo, những người dân bình dị,…đều góp phần tạo nên sông núi, nước non.
  • Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là một tư tưởng nổi bật và phổ biến ở các bài thơ chống Mỹ vì chính tư tưởng đó đã liên kết tất cả tinh thần, sức mạnh, trí tuệ của con người dân tộc để chiến đấu và chiến thắng vì độc lập, tự do, thống nhất cho Đất Nước ấy. Độc lập tự do, thống nhất nước nhà cũng chính là hạnh phúc của mỗi cá nhân con người, vì Đất Nước đó là của Nhân dân.
Xem thêm :  Mách nhỏ thực đơn eat clean rẻ “giá hạt dẻ” cho sinh viên

Câu 4: Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục,…), từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

  • Tác giả sử dụng chất liệu văn hóa dân gian tất phong phú khiến cho đoạn thơ có sức sống, sự hấp dẫn đặc biệt. Nhiều bài ca dao, truyện cổ tích, những câu thành ngữ, tục ngữ đã được huy động.
    • “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” ⇒ ca dao “Em ơi chua ngọt đã từng – Gừng cay muối mặn ta đừng quên nhau”
    • “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng” ⇒ thành ngữ “một nắng hai sương”
    • “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” ⇒ bài ca dao Khăn thương nhớ ai.
    • “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu” ⇒ sự tích núi Vọng Phu.
    • Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái ⇒ Sự tích hòn Trống mái.
    • Truyện Thánh Gióng, truyền thuyết Hùng Vương, núi bút, non nghiên, Vịnh Hạ Long,…
  • Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hóa phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.
  • Chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ:
    • Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
    • Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.
Xem thêm :  Tìm hiểu về khí oxi và tính chất hóa học của oxi

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất nước để củng cố hơn nội dung bài học. 


Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) – Ngữ văn 12 – Cô Thúy Nhàn (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 12 Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài học: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm). Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung và giá trị nghệ thuật của bài học này. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan12, datnuoc
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 12 Cô Thúy Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvd6GXbKJmQOpKRhYEf1qLv7
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Toán học 12 Cô Nguyễn Phương Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveB0gDCeltvDR88SzUeEs_
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 12 Cô Phan Thanh Nga:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfScyPFmX1ZzEgLdFqamK
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Hóa học 12 Cô Nguyễn Thị Thu:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfusl7vRQ54aL43EzHB2x

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button