Giáo Dục

Bộ đề đọc hiểu dù đục dù trong con sông vẫn chảy hay nhất

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu dù đục dù trong con sông vẫn chảy hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy – Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

 ” Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng: 

 ” Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta”

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: biểu cảm

Câu 2: Ý nghĩa 2 câu thơ:

“Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”

– “Đất” – nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Cũng như cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta.

–  Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực.

Xem thêm :  Soạn bài luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người (chi tiết)>

Câu 3: Tác giả cho rằng:

“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta”

– Bởi vì: “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn

– Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức thì không  đến được đích.

– Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Câu 4: Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

– Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống.

– Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn

Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy – Đề số 2

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 (0.5 đ): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (0.5 đ): Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ trong khổ thơ:

Câu 3 (1.0 đ): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:

Câu 4 (1.0 đ): Anh/chị có đồng tình với lời khẳng định dưới đây của tác giả không? Vì sao? 

Lời giải

Xem thêm :  Nghệ thuật bài thơ thu ẩm

1. Thể thơ tự do

2. Biện pháp tu từ:

– Điệp cấu trúc: Dù…. 

– Đối: đục – trong; cao – thấp; phàm tục – tu hành. 

3. Có thể hiểu câu thơ như sau:

Cuộc sống vốn không bằng phẳng, chứa nhiều ngang trái, oái oắm, thậm chí là những điều xấu xa, tồi tệ. Bởi vậy, ta không nên đòi hỏi cuộc đời phải tròn vẹn, mà hãy làm cho tâm hồn mình “tròn” tức là luôn sống tích cực, có cái nhìn đúng đắn, lạc quan trước cuộc đời.

4.

– Đồng tình với quan điểm của tác giả.

– Vì:

Cũng như bầu trời, hạnh phúc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi, bao quanh cuộc sống của chúng ta.

Hạnh phúc không thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân nào, bất kì ai cũng có thể có được hạnh phúc.

=> Tác giả đưa ra quan niệm về hạnh phúc: ai cũng có thể có được hạnh phúc và chính họ sẽ có thể tạo nên hạnh phúc đó cho mình.

Đọc hiểu Dù đục dù trong con sông vẫn chảy – Đề số 3

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.

Xem thêm :  Soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học (chi tiết)>

Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?

Lời giải

Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối

Tác dụng của các biện pháp tu từ :

– Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó

– Câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn 

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.

– Đường đời trơn láng: cuộc sống thuận lợi, may mắn

– Ta nhận ra ta: hiểu được bản thân mình

=> Ý Cả câu: nếu trong cuộc đời, ta gặp nhiều thuận lợi, không hề gặp bất cứ khó khăn nào thì con người không thể biết được những khả năng và giá trị thực của bản thân minh

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?

Học sinh chọn 1 hoặc vài câu thơ . Giải thích cách lựa chọn của mình

Đăng bởi: Wikichiase.com

Chuyên mục Giáo dục



Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button