Giáo Dục

Khởi ngữ là gì? tác dụng của khởi ngữ? ví dụ, bài tập về khởi ngữ

khởi ngữ là gì? Ví dụ và bài tập về khởi ngữ lớp 9

5

(100%)

1

vote

(100%)vote

Trong sách Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được học về lý thuyết và cách áp dụng của khởi ngữ để đặt câu, viết văn. Vậy khởi ngữ là gì, tại sao phải thêm thành phần này vào trong câu văn? Hãy cùng thegioimay.org ôn lại những kiến thức về bài học này nhé!

Khái niệm của khởi ngữ là gì?

khởi ngữ là gì

Theo định nghĩa trong SGK Ngữ Văn lớp 9, khởi ngữ được định nghĩa là: một thành phần phụ được thêm vào trong câu, thường đứng trước chủ ngữ. Khởi ngữ giúp làm rõ nội dung, khởi đầu cho một đề tài sắp được nói đến trong câu.

Thông thường, khởi ngữ thường đi sau các quan hệ từ như đối với, về, còn, và,… Trong một câu văn, khác với những thành phần chính như chủ ngữ và vị ngữ,  khởi ngữ có thể không được sắp xếp đúng chuẩn vị trí. Nếu muốn câu văn được nhấn mạnh hơn, bạn có thể sử dụng khởi ngữ lên đầu để đảm nhận chức năng cú pháp. Hoặc bạn cũng có thể thêm khởi ngữ để nêu lên nội dung của vấn đề muốn đề cập đến.

Ví dụ cụ thể về khởi ngữ trong câu: “Về việc đi ra đường khi trời nắng nóng, cần phải lưu ý đội mũ áo đầy đủ và bôi kem chống nắng.”

=> Khởi ngữ trong câu trên chính là từ “Về việc”, cụm từ được đặt lên đầu câu để làm nổi bật nội dung chính được đề cập đến.

>>> Bài viết tham khảo: Câu ghép là gì? Tổng hợp các kiến thức liên quan về câu ghép

Tác dụng của thành phần khởi ngữ trong câu

Trong lời nói, ngôn ngữ đặc biệt là văn học, tính mạch lạc và trôi chảy luôn được đặt lên hàng đầu. Đối với ngữ pháp Việt Nam, có đa dạng các câu từ cùng nhiều biện pháp nghệ thuật để người dùng có thể áp dụng trong câu văn của mình.

Trong giao tiếp hoặc viết văn, người Việt thường rất ít khi đi thẳng ngay vào vấn đề chính. Họ thường sử dụng các cụm từ phụ để dẫn dắt dần đến câu chuyện chính, bắt đầu câu chuyện một cách khéo léo bằng trạng ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ,…

khởi ngữ là gì

Khởi ngữ được đặt trong câu có hai tác dụng đó là dùng để nhấn mạnh và để nêu lên chủ đề của sự tình

  • Khởi ngữ dùng để nhấn mạnh: Thêm thành phần khởi ngữ ở đầu câu sẽ giúp nhấn mạnh một nội dung, thông điệp nào đó ở trong câu. 

  • Khởi ngữ dùng nếu lên sự tình: Lúc này, khởi ngữ đóng vai trò nêu lên chủ đề của sự việc, hiện tượng, từ đó giúp cho câu chuyện bắt đầu một cách hấp dẫn hơn. Có nghĩa là khởi ngữ sẽ có vai trò tương đương với chủ ngữ, vị ngữ hay trạng ngữ,…

Xem thêm :  Cách trượt patin cơ bản dễ tập luyện hiệu quả nhất

Như vậy, khởi ngữ trong câu mang nhiều ý nghĩa, góp phần giúp toàn đoạn văn mạch lạc, logic và thu hút hơn. 

Dấu hiệu để nhận biết khởi ngữ là gì?

Giống như các loại từ khác có trong câu, khởi ngữ cũng có một số dấu hiệu riêng để nhận biết. Nhờ vậy mà các em học sinh sẽ làm được các dạng bài tập về xác định khởi ngữ trong câu văn. Dưới đây là một số dấu hiệu để dễ dàng nhận biết khởi ngữ:

  • Phía trước khởi ngữ thường đi kèm các từ hoặc cụm từ quan hệ như còn, về, đối với, và, với,…

  • Khi đặt câu có thể thêm trợ từ “thì” sau khởi ngữ 

  • Khởi ngữ sẽ thường nằm ở đầu câu hoặc phía trước chủ ngữ. Khởi ngữ cũng có thể đứng riêng biệt hoặc sau một thành phần khác trong câu.

Ví dụ một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ: 

Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời và yêu quý nhất. Mẹ là người đã sinh ra tôi, nuôi nấng, dạy bảo tôi trở thành người tài giỏi. Và mẹ luôn tần tảo sớm hôm, bươn chải để kiếm từng đồng nuôi tôi khôn lớn. Có thể nói, tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao cả biết bao. Dù có phải hy sinh, mẹ cũng cam lòng chỉ để tôi được ấm no, vui vẻ.

=> Khởi ngữ trong đoạn văn trên là “đối với tôi”.

Ví dụ khi đặt câu về khởi ngữ:

– Đối với cây cối, chúng tôi thường xuyên tỉa và bón phân cho chúng.

=> Ở đây, “đối với chúng tôi” là thành phần khởi ngữ

– Về thằng nhóc Nam, tôi sẽ mua một chiếc ô tô đồ chơi.

=> “Về thằng nhóc Nam” là khởi ngữ trong câu, tôi là chủ ngữ

– Còn tôi thì rất vui khi gặp bạn!

=> “Còn” là khởi ngữ, tôi là chủ ngữ

Một số lưu ý khi sử dụng khởi ngữ để đặt câu

Khi thêm khởi ngữ vào câu văn, bạn cần lưu ý những điều sau để tránh nhầm lẫn với các loại từ khác.

  • Khởi ngữ có thể quan hệ trực tiếp/ gián tiếp với một yếu tố nào đó hoặc nội dung trong phần câu còn lại.

Ví dụ về khởi ngữ có quan hệ trực tiếp: Chán, tôi quá chán lắm rồi!

⇒ Khởi ngữ lặp lại y nguyên phần câu còn lại.

Hay ví dụ: Bộ phim này, hôm qua tôi đã xem nó rồi.

⇒ Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp, lặp lại bằng cách thay thế từ “nó”.

Ví dụ về khởi ngữ có quan hệ gián tiếp: Làm tiếp viên hàng không, được du lịch khắp nơi mới là lý tưởng!

  • Cần phân biệt khái niệm của khởi ngữ và chủ ngữ trong câu.

Xem thêm :  Lối sống tối giản là gì? trào lưu sống tối giản của giới trẻ hiện nay -

Ví dụ: Ta có 2 câu văn sau:

– Trò chơi này chơi rất thú vị. (Từ “trò chơi này” là chủ ngữ của câu)

– Trò chơi này, chơi rất thú vị. (Từ “trò chơi này” là khởi ngữ của câu)

Có thể thấy rằng, hai câu trên chỉ có điểm khác nhau duy nhất ở dấu phẩy nhưng đã khiến thành phần câu thay đổi. Trong câu, khi tách thành phần với dấu phẩy, cụm từ sẽ biến thành khởi ngữ, còn chủ ngữ thì không có. Vì thế cần chú ý để phân tích và xác định chính xác đâu là khởi ngữ, đâu là chủ ngữ trong câu.

Một số dạng bài tập về khởi ngữ và cách giải

bài tập về khởi ngữ

Dạng 1: bài tập về xác định thành phần trong câu

  1. Về tính toán thì Long là nhất. ⇒ khởi ngữ là: “về tính toán”

  2. Đối với bài tập về nhà, nếu không chuẩn bị trước khi lên lớp thì cô giáo sẽ phạt điểm kém. ⇒ khởi ngữ là: “Đối với bài tập về nhà”

  3. Ừ Lan nói đúng đấy! Với học sinh thì luôn phải luôn chăm ngoan, nghe lời cô giáo. ⇒ khởi ngữ là: “Với học sinh”

  4. Còn với cô ấy, tôi không thể nào chịu đựng được nữa. ⇒ khởi ngữ là: “Còn với cô ấy”

  5. Cô gái ấy, vừa trang điểm, vừa đi trên đường. ⇒ khởi ngữ là: “Cô gái ấy”

  6. Đi học thì không nên mặc quần áo lôi thôi, tóc nhuộm màu, trang điểm lòe loẹt. ⇒ khởi ngữ là: “Đi học”

Dạng 2: bài tập viết lại câu bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ

  • Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ: Để làm dạng bài này, cần xác định chủ đề mà câu văn nói đến là gì? Sau đó đưa chủ đề lên đầu câu, lúc này có thể thêm trợ từ “thì” để câu mạch lạc hơn. Bạn cũng có thể thêm dấu phẩy sau khởi ngữ để tránh biến thành chủ ngữ của câu.

Ví dụ 1: Tôi thường đi học về trên con đường này. ⇒ Con đường này, tôi thường đi học về.

Ví dụ 2: Nam chơi đàn rất giỏi. ⇒ Về chơi đàn, Nam thực sự rất giỏi.

  •  Chuyển câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ: Với dạng bài này, bạn lấy khởi ngữ chuyển thành thành phần chính của câu. Đồng thời bỏ đi các từ ngữ phía trước khởi ngữ và dấu phẩy để chuyển thành chủ ngữ.

Ví dụ 1: Về việc học, tôi sẽ chăm chỉ hơn ⇒ Tôi sẽ chăm chỉ việc học hơn.

Ví dụ 2: Ăn thì tôi cũng đã ăn rồi ⇒ Tôi đã ăn rồi.

Dạng 3: bài tập xác định khởi ngữ và nêu tác dụng của nó trong câu

Ví dụ 1: Cậu ta cứ suốt ngày xem phim, chơi game, phá phách mà không lo học hành. Điều này khiến bố mẹ cậu tức giận.

Xem thêm :  Bài soạn lớp 12: nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

⇒ Ở đây, khởi ngữ là từ “điều này”. Nó có tác dụng nhấn mạnh và gây chú ý cho người đọc thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến.

Ví dụ 2: Ông ấy đi đến đâu cũng được người ta thương mến. Còn cậu ta, người ta đều cảm thấy ghét bỏ.

⇒ Khởi ngữ trong câu trên là “còn cậu ta”. Khởi ngữ trong câu có tác dụng duy trì chủ đề và liên kết câu, phát triển chủ đề của cả đoạn văn.

>>> Bài viết tham khảo: Từ chỉ sự vật là gì? định nghĩa và ví dụ về tử chỉ sự vật

Với những chia sẻ trên, thegioimay.org mong rằng, các em học sinh có thể nắm vững các kiến thức về khởi ngữ là gì, đặc điểm và cách đặt câu. Hãy làm thêm các bài tập thực hành để hiểu hơn về thành phần khởi ngữ này nhé.


Khởi ngữ – Ngữ văn 9 – Cô Phạm Lan Anh (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 9 Khởi ngữ
Khởi ngữ là bài học hay trong chương trình Ngữ văn 9. Video bài giảng này, cô sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức trọng tâm bài học. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan9, khoingu
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ Văn 9 Cô Phạm Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Xmux8DJ4ZBtcXoNcWzRH5
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Nguyễn Thu Hà:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJEQ25gKtpc3EOjfxDYDyT
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Thầy Đinh Trường Giang:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VbfDLA58MmDyT5sMWq_1Wk
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 9 Cô Nguyễn Thị Hằng:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W8ZMc78d9uhaxz9fWuJww_
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 9 Cô Đỗ Chuyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7WEwIKc548fCxYWIhQhoTXy
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 9 Cô Phạm Thị Hồng Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vy5uT6ZlHtfhsb7FSx7JIi
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 9 Cô Lê Minh Phương:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W6wjXWKbhViVzp8KYYaOOh
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Dung:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XQbH4Y7y2oKitxPLdumJsG
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Ngọc Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VK57bTSU8DHSoJkdtQfE
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Phạm Thị Huệ Chi:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XCAc50Mt24i3iKwfyHSOW2
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJmCOho_xbeGJth0COVhyD
▶ Danh sách các bài học môn Hóa học 9 Cô Phạm Huyền:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Xrg5NeAo8cijMLy2ef_GAv
▶ Danh sách các bài học Ôn thi vào 10 môn Toán Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V7nT3962l1VXkp16VhR

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button