Giáo Dục

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa ngắn gọn

4. Nhận biết nhân hóa trong câu

1. Nhân hóa là gì?

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Ví dụ 1:

Chim đỗ quyên là loài chim thường xuyên hót vào mùa hè, hình ảnh nhân hóa quyên gọi hè, khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng thủ pháp nghệ thuật này. người đọc có thể cảm nhận như có thể nghe được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè.

Ví dụ 2: – Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

– Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

2. Các kiểu nhân hóa

Có 3 kiểu nhân hóa chính thường được sử dụng gồm:

Gọi sự vật bằng những từ chỉ người

Đây là một trong những hình thức khá phổ biến của biện pháp nhân hóa. Trong nhiều bài văn, các con vật thường được gọi bằng những đại từ chỉ người như:chú, chị ,ông,.. Cách gọi này khiến cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều. Các dạng bài xoay quanh biện pháp tu từ nhân hóa gọi tên sự vật bằng đại từ chỉ người thường xuất hiện rất nhiều trong các đề thi tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học.

Ví dụ: Từ đó, lão miệng, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay,  lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị nhau cả.

Ta thấy đoạn văn trên sử dụng các bộ phận trên cơ thể người như mắt, tay, chân, tai để nhân hóa sự vật.

Dùng vốn từ chỉ tính chất, hoạt động người để chỉ vật

Xem thêm :  Hai mặt phẳng song song – học toán 11

Hình thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao. Các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều, khiến cho lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng trong lòng người đọc. Hình thức dùng hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật thường tạo cho câu nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi ảnh và khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn.

Ví dụ 1: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

Ví dụ 2:

Hành động “vươn mình”, “đu”,”hát ru” là những hình ảnh chỉ con người. Phép biện hóa nhân hóa được sử dụng tạo nên một hình ảnh tre sinh động có tình cảm, cảm xúc, đồng thời tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau. Không đơn giản, chỉ là việc tả cây tre, biện pháp nhân hóa còn giúp câu thơ mang thêm những hàm nghĩa sâu xa khác, thể hiện được tinh thần lạc quan, bất khuất, yêu cuộc sống của những người nông dân lao động.

Các từ được nhân hóa chỉ hoạt động của người trong đoạn văn trên là: chống lại, xung phong, giữ.

Sử dụng cách trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ 1:

Từ được nhân hóa là “ơi” .

Ví dụ 2:

Người viết trò chuyện với “nhện” như một con người, thực chất là đang độc thoại với chính bản thân mình về nỗi nhớ quê hương. Hình ảnh như có sức gợi hơn, nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.

Xem thêm :  16 web hosting miễn phí (2021) để xem xét

3. Tác dụng của nhân hóa

Nhân hóa rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa gồm:

– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.

– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.

4. Nhận biết nhân hóa trong câu

Biện pháp nhân hóa rất dễ nhận biết nhưng đối học sinh có thể gặp khó khăn. Hãy nghe một số lưu ý giúp nhận biết nhân hóa trong câu.

Trong câu/đoạn văn có các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.

Trong câu/đoạn văn nói về vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị, cô, dì, chú, bác…

5. Ví dụ về nhân hóa

Sau khi các em tìm hiểu về khái niệm cùng với một số kiểu nhân hóa thường dùng hãy đến với phần đưa ra ví dụ, tham khảo các ví dụ bên dưới rồi hãy tiến hành làm phần luyện tập trong sách giáo khoa dễ dàng hơn các em nhé.

Ví dụ: Quê em có dòng sông uốn lượn qua cánh đồng lúa chín.

=> Nhân hóa tả hình dáng của con sông như biết uốn lượn.

Ví dụ: Trên cung trăng chị Hằng đang vui đùa cùng với chú Cuội.

=> Dùng từ ngữ gọi con người “chị” để gọi vật “mặt trăng”.

Ví dụ: Bến cảng lúc nào cũng nhộn nhịp, tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau vào bến cảnh.

=> “nhộn nhịp”, “tàu mẹ”, “tàu con”, dùng nhân hóa nên bến cảnh trở nên sinh động, gần gũi giống như con người đang lao động.

6. Bài tập ví dụ

Ví dụ 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau:

Xem thêm :  Soạn bài thao tác lập luận phân tích - ngữ văn 11

“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”

Các từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hóa gồm: đông vui, xe anh, xe em, tàu mẹ, tàu con, bận rộn”.

Tác dụng của các từ nhân hóa trên giúp quan cảnh bến tàu trở bên sinh động hơn, giúp người đọc, người nghe hình dung được cảnh nhộn nhịp của các phương tiện giao thông trên bến tàu.

Ví dụ 2: Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo thành bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?

a ) Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

b ) Dọc sông, những chòm cổ thụ mạnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Nước bị cản văng bột tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

Với câu a thì từ nhân hóa ở đây là từ “ơi” có tác dụng trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Làm cho sự vật gần gũi với con người, đồng thời bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của con người.

Với câu b thì từ được nhân hóa là “ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn, vùng vằng”

Đây là biện pháp nhân hóa dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật. Nó có tác dụng làm cho sự vật thêm sinh động.

Lưu ý cụm từ” quay đầu chạy” không phải là phép nhân hóa mà là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.


Cách nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đạt điểm tối đa!


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button