Giáo Dục

Các tác dụng của dòng điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.13 KB, 70 trang )

Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn

nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

2. Tác dụng phát sáng của dòng điện.

Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn

này chưa nóng tới nhiệt độ cao.

3. Tác dụng từ của dòng điện.

Dòng điện khi chạy qua một cuộn dây dẫn có thể: Làm quay kim nam châm đặt gần nó và

hút được các vật bằng sắt, thép giống như một nam châm.

4. Tác dụng hoá học của dòng điện.

Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo

thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

5. Tác dụng sinh lí của dòng điện.

Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người, dòng điện có thể làm cho các cơ co giật, tim

ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Tuy vậy trong sinh học, người ta cũng có thể dùng

dòng điện để chữa một số bệnh.

II. Bài tập

1. Ví dụ:

Bài tập 1:

Xét các dụng cụ điện sau: Quạt điện, nồi cơm điện, ti vi, rađiô, ấm điện. Hỏi khi các dụng

cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích

đối với dụng cụ nào?

Hướng dẫn

– Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện.

– Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của quạt điện, ti vi, rađiô.

Bài tập 2:

Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết :

a) Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu?

b) Hoạt động của ấm nào dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Bộ phận nào của bếp điện

thực hiện điều đó?

c) Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

Hướng dẫn

a) Khi còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000C (nhiệt độ của nước đang sôi)

b) Hoạt động của ấm dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Bộ phận của bếp làm cho nước

nóng lên đó là dây mêso khi bị dòng điện đốt nóng.

46

c) Nếu nước trong ấm đã cạn hết, ấm điện sẽ bị cháy hỏng vì do tác dụng nhiệt của dòng điện,

nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng sẽ nóng chảy không dùng được nữa. Một số vật

để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn.

Bài tập 3:

Tại sao người ta thường chọn dây vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật

liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn. Hãy giải thích?

Hướng dẫn

Do tác dụng mà khi bóng đèn sáng, nhiệt độ của dây tóc bóng đèn có thể lên tới vài nghìn độ

(trung bình khoảng 2 5000C). Với nhiệt độ này một số kim loại có thể bị nóng chảy (vì chúng có

nhiệt độ nóng chảy thấp). Vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (3 370 0C) nên với nhiệt độ vào

Xem thêm :  Viết đoạn văn kể về ngày đầu tiên đi học ❤️️ 15 mẫu hay

khoảng dưới 3 0000C thì vonfram vẫn không bị nóng chảy.

Bài tập 4:

Nối hai cực của một nguồn điện được dấu kín

trong

hộp với hai thanh than A và B, sau đó nhúng hai thanh than vào dung

dịch muối bạc như hình 9.1,

A

B

sau một thời gian thấy có

bạc bám trên thanh than A.

a) Dòng điện chạy qua dung dịch muối bạc theo chiều nào? Thanh

Hình 9.1

than A đã nối với cực dương hay cực âm của nguồn điện?

b) Hiện tượng trên là kết quả tác dụng nào của dòng điện?

Hướng dẫn

a) Dòng điện chạy qua dung dịch muối bạc theo chiều từ thanh than B qua dung dịch đến

thanh than A. Thanh than A nối với cực âm của nguồn điện.

b) Hiện tượng trên là kết quả của tác dụng hoá học của dòng điện.

2. Bài tập áp dụng.

a) Bài tập trắc nghiệm.

Bài tập 1

Chuông điện hoạt động là do:

A. Tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. Tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn với chuông điện.

C. Tác dụng từ của dòng điện.

D. Tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.

Bài tập 2:

Trong các dụng cụ dùng điện sau đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của

dòng điện.

A. Nồi nấu cơm điện.

C. Đèn dùng trong các tủ sấy.

B. Bàn là điện.

D. Các phương án A, B, C đều đúng.

47

Bài tập 3:

Khi sản xuất pin và ắc quy, người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện? Chọn câu trả lời

đúng trong các câu sau:

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng hoá học.

C. Tác dụng phát sáng.

D. Tác dụng từ.

Bài tập 4:

Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện?

A. Ấm đun nước bằng điện.

B. Bàn là điện.

C. Nam châm điện.

D. Nam châm vĩnh cửu.

Bài tập 5:

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện?

Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Mạ kim loại.

B. Nạp điện cho ắc quy.

C. Tinh chế kim loại bằng cách cho dòng điện chạy qua dung dịch hoá học (gọi là điện phân).

D. Các trường hợp A, B, C đều là ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện.

b) Bài tập tự luận

Bài tập 1:

Hãy tìm hiểu chiếc đèn ống (loại đèn 1,2m chẳng hạn) thường sử dụng trong gia đình và cho

biết hoạt động của loại đèn này có gì khác so với loại đèn tròn?

Bài tập 2:

Một học sinh cho rằng khi dòng điện qua vật dẫn càng mạnh thì thì vật dẫn ấy nóng lên

càng nhiều. Theo em quan niệm như thế có đúng không? Hãy lấy một ví dụ để minh hoạ ý kiến

của mình.

Bài tập 3:

Một người muốn mạ bạc cho một cái nhẫn sắt. Hỏi:

a) Phải dùng dung dịch gì?

b) Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là gì?

Vì sao phải bố trí như thế?

Bài tập 4:

Cần cẩu điện thường dùng trên các bến cảng là một thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng

từ của dòng điện. Bộ phận nào của cần cẩu là cơ bản, không thể thiếu được? Nêu hoạt động của

Xem thêm :  Tính chất vật lý của kim loại là gì?

chiếc cần cẩu điện đó.

Bài tập 5:

Để tránh bị điện giật gây nguy hiểm, những người thợ điện đã dùng những biện pháp gì? Hãy

tìm hiểu và nêu một vài biện pháp mà em biết.

48

HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG

a) PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài

Đáp án

1

C

2

D

3

B

4

C

5

D

49

b) PHẦN TỰ LUẬN

Bài tập 1:

HD: Điểm khác biệt cơ bản là khi có dòng điện chạy qua, dây tóc bóng đèn tròn nóng đến

nhiệt độ cao và phát sáng, còn đối với đèn ống, nhờ có cơ chế đặc biệt mà khi dòng điện chạy

qua chất bột phủ bên trong thành của bóng đèn (bột huỳnh quang) phát sáng.

Bài tập 2:

HD: Ý kiến như thế là đúng. Thí dụ: Trên bàn là thường có núm quay để điều chỉnh độ

nóng, thực chất đó là thiết bị thay đổi độ mạnh hay yếu của dòng điện chạy qua dây mêso của

bàn là. Khi dòng điện chạy qua dây mêso càng mạnh thì bàn là càng nóng.

Bài tập 3:

HD: a) Dung dịch cần dùng là muối bạc.

b) Thanh nối với cực dương làm bằng bạc, vật nối với cực âm là vật cần mạ (chiếc

nhẫn). Sở dĩ phải bố trí như vậy là vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc kim loại ở cực

dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong dung dịch sẽ bám vào vật

nối với cực âm của nguồn.

Bài tập 4:

HD: Để chế tạo chiếc cần cẩu điện phải có nam châm điện và nguồn điện.

Hoạt động: Khi muốn đưa một kiện hàng (như sắt, thép chẳng hạn) từ dưới tàu lên bờ, người ta

quay cho lõi sắt của nam châm điện đến sát đống sắt (thép) trên tàu rồi đóng điện cho dòng điện

chạy qua cuộn dây của nam châm điện. lõi sắt của nam châm điện lúc đó trở thành một nam

châm rất mạnh, nó có thể hút được khối sắt (thép) dưới tàu đưa đến vị trí cần đặt trên bờ sau đó

ngắt điện, lõi sắt của nam châm điện sẽ mất từ tính và “nhả” khối hàng ra.

Bài tập 5:

HD: Để tránh điện giật, không nên tiếp xúc trực tiếp với điện, nhất là các dây dẫn không

có vỏ bọc cách điện. Các dụng cụ sửa chữa điện phải được bọc lớp cách điện ở chỗ tay cầm, để

chúng ở nơi khô ráo.

CHỦ ĐỀ 10

CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ

I. Một số kiến thức cơ bản

1. Cường độ dòng điện.

– Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

– Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A).

– Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampekế.

2. Hiệu điện thế.

– Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

50

– Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V).

– Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế.

– Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa

mắc vào mạch.

– Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng

đèn đó.

– Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện

Xem thêm :  Cấu trúc it take và spend: cách dùng và bài tập

chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.

– Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động

bình thường.

3. Đoạn mạch nối tiếp.

– Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại mọi điểm:

I = I1 + I2

– Trong đoạn mạch mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu

điện thế trên mỗi đèn:

U13 = U12 + U23

4. Đoạn mạch song song.

– Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa

hai điểm nối chung:

U12 = U34 = UMN

– Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ:

I = I1 + I2

II. Bài tập

1. Ví dụ:

Bài tập 1: Trong hình 10.1 là sơ đồ mạch điện gồm ampekế A, nguồn điện, bóng đèn và công

tắc . Hãy cho biết sơ đồ sai ở chỗ nào? Phải sửa lại như thế nào cho đúng?

Hình 10.1

Hướng dẫn: Sơ đồ sai ở cách nối dây cho ampekế (chốt âm của ampekê lại nối với cực dương

của nguồn điện). Cách mắc đúng là: Cực dương của ampekế nối với cực dương của nguồn điện,

cực âm của ampekế nối với cực âm của nguồn điện.

Bài tập 2: Cho các sơ đồ mạch điện như hình vẽ 10.2

51


Tác dụng từ của dòng điện. Từ trường – Bài 22 – Vật lý 9 – Cô Lê Minh Phương (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Vật lý 9 Bài 22 Tác dụng từ của dòng điện. Từ trường
Video bài học hôm nay, cô hướng dẫn các em toàn bộ kiến thức cần nhớ bài Tác dụng từ của dòng điện. Từ trường trong Lý 9. Cùng với đó, cô sẽ giải chi tiết các ví dụ minh họa bằng phương pháp nhanh nhất. Theo dõi bài học cùng cô để học tốt hơn nhé!
Đăng kí mua khóa học của thầy,cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, ly9, bai22
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 9 Cô Lê Minh Phương:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W6wjXWKbhViVzp8KYYaOOh
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Hoàng Thanh Xuân:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XGAIa14HBgAsgAtYG8jbG3
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ Văn 9 Cô Phạm Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Xmux8DJ4ZBtcXoNcWzRH5
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Nguyễn Thu Hà:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJEQ25gKtpc3EOjfxDYDyT
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Thầy Đinh Trường Giang:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VbfDLA58MmDyT5sMWq_1Wk
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 9 Cô Nguyễn Thị Hằng:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W8ZMc78d9uhaxz9fWuJww_
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 9 Cô Đỗ Chuyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7WEwIKc548fCxYWIhQhoTXy
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 9 Cô Phạm Thị Hồng Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vy5uT6ZlHtfhsb7FSx7JIi
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Dung:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XQbH4Y7y2oKitxPLdumJsG
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Ngọc Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VK57bTSU8DHSoJkdtQfE
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Phạm Thị Huệ Chi:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XCAc50Mt24i3iKwfyHSOW2
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJmCOho_xbeGJth0COVhyD
▶ Danh sách các bài học môn Hóa học 9 Cô Phạm Huyền:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Xrg5NeAo8cijMLy2ef_GAv
▶ Danh sách các bài học Ôn thi vào 10 môn Toán Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V7nT3962l1VXkp16VhR

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button