Giáo Dục

Bài thơ nói với con – nội dung, dàn ý, bố cục, tác giả – ngữ văn lớp 9

Để giúp các teen học tốt môn Văn lớp 9, hôm nay NovaTeen hướng dẫn các bạn cách phân tích bài thơ nói với con của tác giả Y Phương.

Khái quát về tác giả, tác phẩm: Nói với Con

– Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

– Bài thơ “Nói với con” thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui, tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng, ngợi ca truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc.

Xem thêm>>> Hướng dẫn phân tích bài Đoàn thuyền đánh cá

Đề 1: Cảm nhận bài thơ: Nói với Con của Y Phương.

I. Mở bài:

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã diễn tả tình yêu quê hương của mình bằng những vần thơ thật giản dị. Quả thật ai cũng có một quê hương nơi đón nhận tiếng khóc chào đời. Viết về quê hương, mỗi nhà thơ có một cách thể hiện khác nhau.

Nếu như với Đỗ Trung Quân là “chiếc cầu tre nhỏ”, với Tế Hanh là “chiếc buồm vôi”, là “mùi nồng mặn quá” thì nhà thơ Y Phương lại biểu lộ tình yêu và niềm tự hào về quê hương qua lời tâm sự với con. Bài thơ “ Nói với con” được in trong “Thơ Việt Nam 1945 – 1985” là tiếng lòng của một tấm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng của người cha dành cho con. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết và diễn tả niềm tự hào về cội nguồn dân tộc.

II. Thân bài.

Những lời thơ giản dị nhưng có sức ám ảnh lạ thường trong tâm trí độc giả. Những điều người cha nói với con trong bài thơ phải chăng cũng chính là lời căn dặn yêu thương mà biết bao nhiêu người cha muốn con mình thấu hiểu? Mỗi lần đọc bài thơ là một lần ta cúi đầu thành kính trở về với cội nguồn, với những gì thân thương nhất. Mượn lơì cha tâm tình với con,nhà thơ nhắc nhở về cội nguồn của mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương mình.

– Đến với bài thơ,

+ Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui,

quấn quýt: “chân phải” – “chân trái”, rồi “một bước” – “hai bước”, rồi lại “tiếng nói” – “tiếng cười”….

+ Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ kết hợp với nét độc đáo trong tư duy, cách diễn đạt của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khung cảnh một gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười.

+ Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói, lúc thì sa vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha.

+ Ta có thể hình dung được gương mặt tràn ngập tình yêu thương. Ánh mắt long lanh rạng rỡ cùng với vòng tay dang rộng của cha mẹ đưa ra đón đứa con vào lòng.

+ Từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào và hạnh phúc tràn đầy. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói”, “tiếng cười” của cha, của mẹ. Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận, chăm chút mừng vui. Trong tình yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ, con lớn khôn từng ngày.

-> Tình cha mẹ – con cái thiêng liêng, sâu kín. Mối dây ràng buộc, gắn kết gia đình bền chặt đã được hình thành từ những giây phút hạnh phúc bình dị, đáng nhớ ấy. Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến sợi dây tình cảm gia đình sâu kín của mỗi con người nên tạo được sự đồng cảm, rung động sâu sắc đến độc giả.

– Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được Như bầu sữa tinh thần thứ hai, quê hương với cuộc sống lao động, với thiên nhiên tươi đẹp, tình nghĩa đã nuôi dưỡng, sẻ chia giúp cho con trưởng thành. Đó là:

Người đồng mình yêu lắm, con ơi!

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.

+ Quê hương hiện ra qua hình ảnh của người đồng mình. Nói với con về những “người đồng mình”, nhà thơ như đang giới thiệu ân cần đây là những người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.

-> Cách gọi như thế, cùng với hô ngữ “con ơi” khiến lời thơ trở nên tha thiết, trìu mến.

+ Người đồng mình là những con người đáng yêu, đáng quý: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp! Những nan nứa, nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được ken bằng những câu hát si, hát lượn.

+ Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong lao động vừa gợi sự gắn bó, quấn quýt của những con người quê hương trong cuộc sống lao động.

-> Cái “yêu lắm” của “người đồng mình” là gì nếu không phải là cốt cách tài hoa, là tinh thần vui sống? Phải chăng, ẩn chứa bên trong cái dáng vẻ thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao?

+ Quê hương với những con người tài hoa, tâm hồn lãng mạn, cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.

Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng…..

Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói với con” có thể là hoa thực – như một đặc điểm của rừng – và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó. Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương.

Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đem đến cho con người những thứ cần để lớn, giành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất.Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.

Xem thêm :  Triglixerit là gì ? triglixerit có công thức là gì ? thành phần gì ?

-> Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm.

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

=> Mạch thơ có sự đan xen, mở rộng: từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương.

=> Đoạn thơ vừa là một lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha trao gửi tới con.

=> Bằng những hình ảnh thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng:vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình, nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản- đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn, là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó.

– Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.

– Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

+ Nếu trên kia “ yêu lắm con ơi”– yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây người cha nói “thương lắm con ơi”– bởi sau từ “thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương -> Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.

+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.

+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.

+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”, “thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.

+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.

-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.

+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. hocvanlop9 Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.

+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

– Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.

+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói bằng hình ảnh cụ thể của bà con dân tộc Tày, ngợi ca những con người mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà, chịu thương, chịu khó.

+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.

-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương:

+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.

+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực ( chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.

+ Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương.

+ Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con người có chí khí và niềm tin.

-> Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình.

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

+ Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ nhỏ bé” được lặp lại với bốn câu thơ trước đó càng trở nên da diết, khắc sâu trong lòng con về những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. hocvanlop9 Nhưng hai tiếng “Lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương để bước vào một trang đời mới.

+ Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường” có một thứ quí giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thống quê hương. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

+ Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượng cảm động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con và người con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn.

=> Ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.

=> Người cha muốn con hiểu và cảm thông với cuộc sống khó khăn của quê hương, tự hào về truyền thống quê hương, tự hào về dân tộc để vững bước trên con đường đời, để tự tin trong cuộc sống.

Xem thêm :  Nhận diện 5 dạng biểu đồ trong môn địa lý

=> Người cha trong bài thơ của Y Phương đã vun đắp cho con một hành trang quí vào đời. Nếu mẹ là bông hoa cho con cài lên ngực thì cha là cánh chim cho con bay thật xa. Nếu mẹ cho con những lời ngọt ngào yêu thương vỗ về thì cha cho con tinh thần ý chí nghị lực, ước mơ khát vọng, lối sống cao đẹp.

=> Giọng thơ thiết tha, trìu mến nhưng lại trang nghiêm. Các hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

=> Đoạn thơ chứa chan ý nghĩa,mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc. Nó tựa như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt cuộc đời và có lẽ mãi mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ – bài học về niềm tin, nghị lực,ý chí vươn lên.

III. Kết bài:

“Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời.

I. Mở bài:

– Là nhà thơ dân tộc Tày, thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

– Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của ông.

– Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.

2. Thân bài:

– Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Y Phương, bài thơ “Nói với con” gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người – gia đình và quê hương – đó là nôi êm tổ ấm nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con – đó là cội nguồn của hạnh phúc. Để rồi từ trong những ngọt ngào của kỉ niệm quê hương, người cha nói với con những đức tính tốt đẹp của người đồng mình.

– Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui:

+ Giọng thơ vang lên đầy thiết tha và tự hào. “Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.

+ Với hình thức câu cảm thán, người đọc cảm nhận lời tâm tình được cất lên tự đáy lòng thương mến của người cha về người đồng mình.

+ Họ đáng yêu bởi họ là những con người yêu lao động. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, họ đã “đan”, “cài”, “ken”… cuộc sống như nở hoa dưới đôi bàn tay cần cù, sáng tạo của họ…

=> Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.

– Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

+ Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.

+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.

+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.

+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.

+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.

-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.

+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. hocvanlop9 Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.

+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.

+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.

+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.

-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.

+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.

+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực ( chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi),vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.

+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương,dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.

Xem thêm :  Câu cầu khiến trong tiếng anh

III. Kết bài:

Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí cho con. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.

  1. Bài thơ NÓI VỚI CON viết những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày đó cả nước vừa ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Đời sống của con người trên mọi miền còn muôn vàn khó khăn. Đây là lúc cái tốt đẹp và cái xấu xa cùng xuất hiện rõ ràng nhất. Trong khó khăn mới biết lòng người. Tôi muốn nhắn nhủ lòng mình thông qua hình tượng trò chuyện với con. Hãy tin vào truyền thống văn hóa tốt đẹp mà rèn đạo đức sống cho mình.

  2. Bài thơ NÓI VỚI CON là tôi trò chuyện với cô con gái bé bỏng vừa mới được một tuổi. Con tôi sau này vào thẳng Đại học thông qua kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc. Bây giờ cháu đã có gia đình và được 2 cô con gái nhỏ. Hiện cháu là phóng viên, đang công tác tại Công ty Lối sống Việt – 65 Nguyễn Du – Hà Nội.

  3. Sự độc đáo ở tác phẩm này là tôi đã tư duy hình tượng, diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt nhưng dựa vào các triết lý truyền thống văn hóa dân tộc Tày.

  4. Các tác phẩm của tôi đều được viết bằng tiếng Việt. Đơn giản vì đó là tiếng phổ thông. Nếu viết tiếng Tày chỉ người Tày đọc được. Tôi muốn tác phẩm của mình đến với mọi người trên khắp đất nước mình.

  5. “Người đồng mình” là cách nói của người Tày. Nghiã là người cùng một dân tộc, cùng một địa phương, cùng một lãnh thổ…máu đỏ da vàng. Nói chung là cùng một nguồn gốc văn hóa.

  6. “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát” là nói đến các giá trị thẩm mỹ. Tất cả mọi sáng tạo đều phải tuân theo quy luật của cái đẹp. Bất cứ dân tộc nào trên trái đất này đều nương theo quy luật đó. Đấy là lý tưởng thẩm mỹ mang ý nghĩa toàn cầu.

  7. Câu thơ “Con đường cho những tấm lòng”: Con đường là biểu tượng của tình yêu. Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo…người Việt cũng nói thế. Hầu như dân tộc nào cũng nói thế. Con người sống mà không có tình yêu thì chỉ là tồn tại dưới dạng vật chất. Người sống cần có tính người và tình người. Con người phải tìm đến nhau. Muốn đến với nhau phải đi trên đường. Dù có đi bằng máy bay thì cũng phải đi từ nhà ra sân bay.

  8. “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” ý nói nội dung và hình thức. Người Việt nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đừng nhìn vào bên ngoài mà đánh giá bên trong. Kẻo bị mắc lừa. Nhỏ bé là một phạm trù mỹ học. Nhó bé ngược với cao lớn. Xấu xa ngược với tốt đẹp. Cao cả ngược với thấp hèn…đó là những cặp phạm trù. Người miền núi tuy nhỏ con xấu xí nhưng chứa đựng tâm hồn cao đẹp. Luôn giúp đỡ người khác. Không bao giờ làm điều ác…Không được nhỏ bé nghĩa là phải sống sao cho cao đẹp. Đó là lối sống của người Tày.

  9. “Người đồng mình tự đục đá…” nghĩa là nêu cao tinh thần tự lực. Không dựa vào bất cứ hoàn cành nào từ bên ngoài. Xã hội Tày Nùng không theo bất cứ tôn giáo nào từ bên ngoài đến. Đó là một thực tế. Đạo Phật, đạo Ki tô , Tin Lành… không có đất sống trong xã hội Tày Nùng. Người Tày chỉ tôn thờ cha mẹ ông bà tổ tiên.

  10. Mạch cảm xúc đi từ gan ruột của chính mình. Tâm sự với đứa con cũng là tâm sự với chính mình. Con là do mình sinh ra nhân đôi. Có cha mẹ có con là có gia đình. Có gia đình là có xã hội. Xã hội nhỏ vươn ra xã hội lớn. Muốn xã hội hiểu được mình chỉ có văn hóa. Văn hóa là nói đến sự khác biệt. Bài thơ này được xây dựng từ những cảm xúc khác biệt.

 


NÓI VỚI CON – VÕ HẠ TRÂM | OFFICIAL MUSIC VIDEO


VoHaTramOfficial VõHạTrâm NoiVoiCon
NÓI VỚI CON VÕ HẠ TRÂM | OFFICIAL MUSIC VIDEO
Phát hành 19:00 30.07.2021
MV Nói với con cũng lời cảm ơn của Võ Hạ Trâm đến gia đình, bạn bè và người hâm mộ luôn dõi theo, tư vấn, giúp đỡ để hai mẹ con đươc vuông tròn. Đây có thể gọi là MV có thời gian ấp ủ lâu nhất nhưng thời gian quay hình lại nhanh nhất vì Trâm hầu như không cần phải diễn, tất cả đều cảm xúc thật của Trâm dành cho em Moon, nàng công chúa đáng yêu của mình. Mong mọi người sẽ có những được những phút giây thưởng thức âm nhạc thật nhẹ nhàng và bình yên.
Ca sĩ: Võ Hạ Trâm
Nhạc sĩ: Nguyễn Duyên Quỳnh
Hoà âm phối khí : Đặng tiến đạt
Phòng thu: Datkimstudio
Quản lý truyền thông: Nguyễn Đặng Hoàng Trung
Đạo diễn: Tùng Phan
Phó đạo diễn: Kent Đặng
DOP: Nguyễn Thái Huy
Camera Operator: Long Hưng
Lighting: Tình Trương
AP: Tuấn Kiệt Minh Thảo
Studio: CASA AZUL
Post production: NAAU MEDIA
Graphic Design: Thea Ha
BTS: NAAU MEDIA
Photographer: Tài Foo
Make up: Huy Bùi
Costume: Đặng Lâm
Stylist : Trần Nhật Duy
Hair: Hoàng Nhi
Trân trọng cám ơn sự đồng hành của các nhà tài trợ:
Bệnh viện Quốc Tế Mỹ AIH
Moon Wedding \u0026 Event
Lyrics
NÓI VỚI CON
Nhạc sĩ: Nguyễn Duyên Quỳnh
Ca sĩ: Võ Hạ Trâm
Có rất nhiều điều mẹ dành nơi trái tim
Đợi con từng ngày lớn lên
Mẹ sẽ kể con nghe về
Niềm hạnh phúc ấy to thật to
Là khi biết có con đến bên mẹ
Tựa tia nắng.
Tia nắng lung linh đang sưởi ấm trong mẹ
Ấp ôm, cùng hoà nhịp sống với mẹ
À ơi à!
Mẹ yêu con rất nhiều!
Mẹ đã hát rất nhiều bài hát ru cho đời
Nhưng hôm nay vào giờ phút thiêng liêng mẹ đợi mong
Khi tiếng ru êm mang trọn tâm tư chỉ trao về con!
Lời từ trái tim yêu thương
Mẹ dành hết cho con này
Ngàn ước mơ của mẹ
Ngàn khát khao của mẹ là con!
Nhìn sâu mắt con long lanh
Là cả thế giới đang cười
Là muôn hoa đang khoe sắc dưới ánh mặt trời
Cầm tay mẹ nhé con yêu ơi
Mẹ sẽ cùng bước bên suốt cuộc đời
Cảm ơn con đã đến điểm tô thật rực rỡ một mái nhà.
\r
================================\r
►Bấm Đăng ký/Subscrie để theo dõi Võ Hạ Trâm nhé các bạn!\r
================================\r
☆ ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE: http://bit.ly/2TDlGmE\r
☆ OFFICIAL FACEBOOK: http://bit.ly/2EkvqOr\r
© Bản quyền thuộc về Vo Ha Tram Official\r
© Copyright by Vo Ha Tram Official ☞ Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button