Giáo Dục

10. thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

A. vị trí địa lí.

B. vai trò của biển Đông.

C. sự hiện diện của các khối khí.

D. hình dạng lãnh thổ.

Đáp án: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

A. Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn.

B. Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời.

C. Trong năm, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

Đáp án: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do:

A. Góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi.

C. Có nhiệt độ cao quanh năm.

D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng.

Đáp án: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên góc chiếu tia sáng Mặt Trời lớn dẫn đến góc nhập xạ lớn; mặt khác vị trí nước ta có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lãnh thổ nhận được lượng nhiệt lớn từ mặt trời (số giờ nắng là 1400-3000 giờ/năm).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Nguyên nhân nào làm tăng cường độ ẩm ở nước ta là?

A. các khối khí di chuyển qua biển.

B. lượng mưa trung bình năm cao.

C. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

D. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Đáp án: Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là:

A. Các đồng bằng châu thổ.

B. Các đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.

D. Các thung lung giữa núi.

Đáp án: Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, đặc biệt là các khu vực có sườn núi đón gió biển, các khối núi cao,… và độ ẩm không khí cao, trên 80%.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:

A. Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa đông.

B. Gió mùa mùa đông và gió mùa đông nam.

C. Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

D. Gió mùa Đông Bắc và gió Tây khô nóng.

Đáp án: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7:
Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

A. Gió Tín phong Bắc bán cầu.

B. Gió mùa Đông Nam.

C. Gió mùa Đông Bắc.

D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc:  nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

C. Xuất hiện từng đợt từ tháng 11 – tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200C.

Đáp án: Gió mùa mùa đông thổi đến nước ta theo hướng Đông Bắc, đem lại một mùa đông lạnh ở miền Bắc. Gió thổi theo từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm do gió đi qua biển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ.

Đáp án: Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc ⇒ gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Bắc Trung Bộ là khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió nào?

A. Gió mùa đông Bắc

B. Gió Tín phong bán cầu Bắc

C. Gió mùa Tây Nam

D. Gió Tây khô nóng

Đáp án: Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm/năm?

A. Lạng Sơn.

B. Hà Nội.

C. Thừa Thiên – Huế.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9:
B1. Nhận biết kí hiệu nền màu thể hiện các cấp độ lượng mưa.

B2. Xác định lượng mưa ở các địa điểm:
– Lạng Sơn: 1200 – 1600 mm/năm → Loại

– Hà Nội: 1600 – 2000mm/năm → Loại

– Thừa Thiên – Huế: trên 2800 mm/năm → Đúng

– TP. Hồ Chí Minh: 1600 – 2000 mm/năm → Loại.

⇒ Thừa Thiên – Huế có lượng mưa lớn nhất, trên 2800 mm/năm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:

A. Phía Nam đèo Hải Vân.

B. Trên cả nước.

C. Nam Bộ.

D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đáp án: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương di chuyển hướng Tây Nam) thổi vào nước ta đã gây mưa trực tiếp cho vùng đón gió ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc

C. Tây Nam.

D. Đông Nam.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 9:

B1. Xem kí hiệu thể hiện gió mùa đông ở bảng chú giải (mũi tên màu xanh)

B2. Xác định vị trí gió mùa đông trên bản đồ khí hậu và hướng thổi của nó

(hướng gió chính là chiều của mũi tên)

⇒ Gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

A. Từ tháng 5 đến tháng 10.

B. Từ tháng 6 đến tháng 12.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

Đáp án: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta. Gió mùa mùa động khi vào nước ta có hướng đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta

A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

C. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc) và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.

⇒ Đặc điểm “thổi liên tục trong suốt mùa đông“ là Sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

A. Gió mùa mùa đông vượt qua dãy Bạch Mã.

B. Hoạt động của gió biển và đất liền.

C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc.

D. Sự suy yếu của gió mùa mùa hạ.

Đáp án: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm và thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

A. gió mùa mùa đông bị suy yếu.

B. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

C. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

D. khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Đáp án: Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc ⇒ được tăng cường ẩm

⇒ thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Đặc điểm nào đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Hoạt động rộng khắp cả nước vào mùa đông.

B. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

C. Thổi từng đợt, chỉ hoạt động ở miền Bắc.

Xem thêm :  Tiếng anh lớp 12 unit 1 language

D. Tạo nên mùa đông 6 tháng lạnh ở miền Bắc.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc), tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió Tín phong nửa cầu Bắc.

C. gió mùa Đông Bắc.

D. gió mùa Đông Nam.

Đáp án: – Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (160B)

– Từ vĩ tuyến160B xuống phía nam, Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc và chiếm ưu thế.

⇒ Như vậy, từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là gió Tín phong nửa cầu Bắc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Ranh giới cuối cùng của gió mùa đông bắc là:

A. dãy núi Hoàng Liên Sơn

B. dãy Hoành Sơn

C. dãy Bạch Mã

D. dãy Trường Sơn Nam

Đáp án:  Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (160B)

– Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc và chiếm ưu thế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Nhân tố quan trọng nào dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?

A. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam.

B. Ảnh hưởng của địa hình.

C. Hoạt động của Tín Phong.

D. Hoạt động của gió mùa.

Đáp án: Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ⇒ khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:

– Miền Bắc: mùa đông có gió mùa Đông Bắc đem lại khí hậu lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm, đón gió từ biển thổi vào gây mưa.

– Miền Nam: mùa hạ gió mùa Tây Nam đem lại lượng mưa lớn, mùa khô kéo dài sâu sắc do nằm ở vị trí khuất gió.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô:

+ Đầu mùa hạ khi Tây Nguyên Nam Bộ đón gió mùa Tây Nam (xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương) thì ven biển Trung Bộ chịu hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Mùa đông, khi ven biển Trung Bộ đón gió từ biển thổi vào đem lại lượng mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự phân hóa khí hậu giữa các khu vực nước ta là

A. Hoạt động của gió mùa

B. Ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn

C. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang

D. Địa hình 3/4 là đồi núi

Đáp án: Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông nên khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:

– Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm.

– Miền Nam: mùa mưa, mùa khô.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của

A. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.

B. gió mùa Tây Nam xuất phát áp cao Bắc Ấn Độ Dương.

C. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc.

D. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia.

Đáp án: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm +  kết hợp dải hội tụ nhiệt đới ⇒ gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành:

A. Đông bắc.

B. Đông nam.

C. Tây bắc.

ad

D. Bắc.

Đáp án: Vào giữa và cuối mùa hạ, do có áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành đông Nam và gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố

A. Hà Nội.

B. Huế.

C. TP. Hồ Chí Minh.                            

D. Cần Thơ.

Đáp án: Kiểu khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (mưa tập trung vào tháng 9)

⇒ Thành phố Huế thuộc vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Địa điểm nào dưới đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhât?

A. Hà Nội.

B. Huế.

C. Nha Trang.

D. Phan Thiết.

Đáp án: Do tác động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với sự dịch chuyển của bão chậm dần từ Bắc vào Nam nên mưa rất lớn ở Huế vào mùa đông. Chính vì vậy, Huế là một trong những trung tâm mưa lớn, nhiều nhất trong cả nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Trong câu thơ: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), “Gió đông” ở đây là

A. gió mùa mùa đông lạnh khô.

B. gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

C. gió Mậu Dịch (Tín Phong).

D. gió mùa Đông Nam.

Đáp án: – Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông ⇒ là thời kì mưa phùn, ẩm ướt

⇒ Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Vào thời kì nửa sau mùa đông, mưa phùn thường xuất hiện ở vùng nào?

A. vùng núi đông bắt và vùng núi tây bắc.

B. vùng ven biển bắc bộ và vùng núi đông bắc.

C. vùng ven biển bắc bộ và các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ.

D. vùng núi tây bắc và các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ.

Đáp án: Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. Vì vậy, thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển bắc bộ, các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động

A. công nghiệp.

B. dịch vụ.

C. nông nghiệp.

D. giao thông vận tải.

Đáp án: Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật.

⇒ Vì vậy khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là

A. kiểu khí hậu cận xích đạo.

B. mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió Mậu Dịch.

C. khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

D. mưa nhiều vào thu – đông.

Đáp án: Sử dụng phương pháp loại trừ:

– A: khí hậu cận xích đạo là đặc điểm vùng Nam Bộ, không phải của Duyên hải Nam Trung Bộ ⇒ Loại

– B: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ mùa đông đều ảnh hưởng của gió mậu dịch (tín phong Bắc bán cầu) ⇒ Loại

– C: cả hai vùng đều có sự phân mùa mưa – khô ⇒ Loại

– D: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc trưng khí hậu là mùa mưa lùi về thu – đông

(từ tháng 7 – 11, mưa tập trung vào tháng 9), Nam Bộ có mùa mưa sớm, kéo dài (t5 -10)  → Đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Đặc điểm khí hậu nổi bật của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với các vùng Tây Nguyên là

A. khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.

B. mưa nhiều vào thu – đông.

C. khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

D. có mùa đông lạnh kéo dài.

Đáp án: Do chịu tác động của dải hội tụ nhiệt đới (Dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển theo sự chuyển động biểu kiến của mặt trời) kết hợp với nó là sự lùi dần của bão từ Bắc vào Nam nên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa nhiều vào mùa thu – đông.

(mùa đông lạnh kéo dài là đặc điểm khí hậu miền Bắc, đặc biệt là vùng Đông Bắc; khí hậu có sự phân mùa sâu sắc và có tính chất cận xích đạo là đặc điểm khí hậu vùng Tây Nguyên, Nam Bộ,…).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :

A. Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.

B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Đáp án: Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

Xem thêm :  13 dấu hiệu của 1 người đàn ông tuyệt vời, phụ nữ nên lấy làm chồng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có

A. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.

B. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

ad

C. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

D. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.

Đáp án: Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng TB – ĐN đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta:

A. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao).

B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.

C. Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.

D. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ.

Đáp án: – Đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo → nhận được lượng nhiệt càng lớn ⇒ nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam

– Vào mùa đông gió mùa đông bắc tràn vào lãnh thổ miền Bắc làm nền nhiệt hạ thấp

⇒ biên độ nhiệt trong năm lớn. Miền Nam nhiệt độ cao, ổn định quanh năm.

⇒ Nhận định: “Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc“ là Sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Chế độ nhiệt của nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.

B. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. Miền Bắc có biên độ nhiệt nhỏ hơn miền Nam.

D. Miền Nam có nhiệt độ thấp nhưng ổn định quanh năm.

Đáp án: Đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt càng lớn do vậy nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam ⇒ Ý A sai và ý B đúng.

– Vào mùa đông gió mùa đông bắc tràn vào lãnh thổ miền Bắc làm nền nhiệt hạ thấp ⇒ biên độ nhiệt trong năm lớn. ⇒ Ý C sai.

– Miền Nam nhiệt độ cao, ổn định quanh năm ⇒ Ý D sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 36: Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá sâu sắc.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hoà quanh năm.

Đáp án: – Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến → quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn

→ quy định tính nhiệt đới.

– Biển Đông cung cấp nguồn ẩm dồi dào, mang lại lượng mưa lớn

→ quy định tính ẩm.

– Nước ta cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các khối khí hoạt động theo mùa + kết hợp địa hình

→ tạo nên sự phân hóa khí hậu sâu sắc theo không gian và thời gian.

⇒ Như vậy đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa sâu sắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 37: Nguyên nhân chính khiến hàng năm ở lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn?

A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài.

C. góc nhập xạ lớn và kề biển Đông rộng lớn.

D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa.

Đáp án: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện:

– Quanh năm nhận được lượng nhiệt Mặt Trời dồi dào 1m²/1 triệu kilocalo.

– Số giờ nắng trong năm cao: 1400 – 3000 giờ/năm.

– Nhiệt độ trung bình trong năm cao trên 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam.

Nguyên nhân chủ yếu lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn là do nước ta có vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến nên góc nhập xạ lớn, cùng với đó là nước ta trong một năm tất cả các địa điểm trên lãnh thổ đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Đáp án cần chọn là: A

——–Môn khác———-

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:

Anh văn: anhvan.HLT.vn

Toán học: toanhoc.HLT.vn

Vật lý: vatly.HLT.vn

Hóa học: hoahoc.HLT.vn

Sinh học: sinhhoc.HLT.vn

Ngữ văn: nguvan.HLT.vn

Lịch sử: lichsu.HLT.vn

GDCD: gdcd.HLT.vn

Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 có đáp án

Câu 1: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là:

A. sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông.

B. sự hình thành các đồng bằng giữa núi.

C. sự hình thành các vùng đồi núi thấp.

D. sự hình thành các bán bình nguyên xen đồi.

Đáp án: Dòng chảy sông ngòi vận chuyển các vật liệu bào mòn ở miền đồi núi ⇒  bồi đắp chúng, hình thành nên các đồng bằng hạ lưu sông.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc là

A. Sông Hồng

B. Sông Kì Cùng- Bằng Giang

C. Sông Mê Công

D. Sông Thái Bình

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10:

B1. Xác định được ranh giới lãnh thổ giữa nước ta với Trung Quốc.

B2. Quan sát để nhận biết con sông nào ỏ nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc (chảy về phía Bắc)

⇒ xác định được sông Kì Cùng – Bằng Giang với hướng chảy Nam – Bắc → dòng chảy đổ sang Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng đồi núi nước ta là

A. đất phù sa cổ.

B. đất phù sa mới.

C. đất feralit.

D. đất mùn alit.

Đáp án: Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit ⇒ đất feralit là loại đất chủ yếu ở đồi núi nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nơi diễn ra sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là ở

A. đồng bằng.

B. trung du.

C. miền núi.

D. ven biển.

Đáp án: Vùng đồi núi có địa hình dốc, quá trình phong hóa đất diễn ra mạnh mẽ kết hợp mưa lớn nên sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây không thuộc chín hệ thống sông lớn của nước ta?

A. Sông Hồng.

B. Sông Mã.

C. Sông Thu Bồn.

D. Sông Gianh.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 10:

B1. Quan sát bảng chú giải để nhận biết tên của 9 hệ thống sông lớn.

B2. Xác định được:

– Các hệ thống sông lớn là sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn.

⇒ Loại đáp án A, B, C

– Sông nhỏ là: sông Gianh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?

A. Đất feralit trên đá badan.

B. Đất fealit trên các loại đá khác.

C. Đất phù sa sông.

D. Đất phèn.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11:

B1. Nhận biết kí hiệu các nhóm đất ở bảng chú giải.

B2. Quan sát thấy kí hiệu của nhóm đất feralit trên các loại đá khác được thể hiện phổ biến nhất

⇒ Loại đất chiếm diện tích lớn nhất là: đất feralit trên các loại đá khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Hệ sinh thái rừng đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là:

A. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh.

B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

D. rừng thưa nhiệt đới khô.

Đáp án: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. du lịch.

D. giao thông vận tải.

Đáp án: Hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt khí hậu) là nông nghiệp.

⇒ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là

A. xâm thực – mài mòn.

B. xâm thực – bồi tụ.

C. xói mòn – rửa trôi.

D. mài mòn – bồi tụ.

Đáp án: Quá trinh xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì, nước ta

A. có địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ.

B. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

C. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn theo mùa

D. trong năm có hai mùa mưa, khô rõ rệt

Đáp án: – Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.

Xem thêm :  Soạn bài thao tác lập luận phân tích - ngữ văn 11

– Đất feralit tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi, quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp

Nước ta có:

– Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Địa hình 3/4 là đồi núi trong đó chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm khoảng 65%)

⇒ Vì vậy, đất feralit chiếm diện tích nhiều nhất và là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa, do:

A. trong năm có hai mùa mưa và khô.

B. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.

C. mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.

D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.

Đáp án: Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa: mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

⇒ nước ta có sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc, đặc biệt khu vực Nam Bộ

⇒ Chế đố nước sông ngòi theo mùa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là:

A. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.

B. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.

C. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.

D. sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam.

Đáp án: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, phòng chống thiên tai, sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Hệ thống cây trồng của nước ta phong phú, đa dạng là do ảnh hưởng quyết định của nhân tố

A. địa hình.

B. đất.

C. khí hậu.

D. nguồn nước.

Đáp án: – Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng mưa lớn ⇒ sinh vật phát triển phong phú.

– Khí hậu phân hóa theo độ cao và bắc nam, đông tây ⇒ tạo nên tính đa dạng trong thành phần loài sinh vật (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc  làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện:

A. hiện tượng xâm thực.

B. thành tạo địa hình cácxtơ.

C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.

D. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

Đáp án: Phong hóa hóa học là quá trình làm biến đổi các thành phần của vật chất, xảy ra do các phản ứng hóa học.

⇒ Sự thành tạo địa hình cácxtơ là do nước mưa hòa tan đá vôi (CaC03)

⇒ B đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố

A. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.

B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.

C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.

D. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.

Đáp án: Tính mùa vụ là nét đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Mỗi loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu khác nhau, dẫn đến những mùa vụ khác nhau ⇒ mùa nào thức ấy. Mùa đông miền Bắc có rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, đào,lê, táo), mùa hè có hoa quả nhiệt đới: nhãn, vải, sầu riêng, chôm chôm….

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc là

A. hình dáng và lãnh thổ địa hình.

B. khí hậu và địa hình.

C. hình dáng và khí hậu.

D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.

Đáp án: – Lãnh thổ nước ta kéo dài, hẹp ngang.

⇒ sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, ngắn.

–  Địa hình: phía Tây là dải đồi núi cao và trung bình, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

⇒ sông ngòi ngắn, dốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. cực Nam Trung Bộ.                                              

D. Tây Nguyên.

Đáp án: Vùng Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc

⇒ Chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và cạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Biện pháp nào không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

B. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.

C. Làm tốt công tác dự báo thời tiết.

D. Tích cực làm công tác thuỷ lợi, trồng rừng.

Đáp án: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết khí hậu gây nên các khó khăn như thiên tai hạn hán, bão lũ, sâu bệnh, dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, công tác phòng chống thiên tai…

⇒ Các biện pháp: chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, công tác dự báo thời tiết,  phát triển thủy lợi và trồng rừng sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên.

+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ, hạn hán.
+ Dự báo thời tiết giúp nông dân chủ động có các biện pháp ứng phó với thời tiết (như phủ kín che chắn cho cây khỏi ảnh hưởng của sương muối và giá rét).

+ Phát triển thủy lợi và trồng rừng góp phần hạn chế bão lũ gây ngâp úng mùa màng, xói mòn sạt lở đất….
⇒ Loại đáp án B,C, D

– Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ chủ yếu nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, biện pháp này không thích hợp để hạn chế tính thất thường của thời tiết khí hậu.

⇒ Chọn đáp án A

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Ngành nào sau đây ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Lâm nghiệp.

B. Thủy sản.

C. Giao thông vận tải.

D. Công nghiệp chế biến.

Đáp án: – Các ngành: lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: rừng, biển, nguồn lợi tôm cá, sông ngòi, địa hình….

⇒ Loại đáp án A, B, C

– Công nghiệp chế biến thuộc ngành công nghiệp, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là

A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.

B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa.

C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.

D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.

Đáp án: Biểu hiện của suy thoái đất đai rất đa dạng, bao gồm: xói  mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng, lầy hóa…

⇒  Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào +   mưa nhiều +  địa hình đồi núi có độ dốc lớn  ⇒  quá trình phong hóa diễn ra mạnh, đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn; đối với vùng thấp trũng ngập nước đất bị lầy hóa, ngập úng,…

⇒ Nhận xét

Các đáp án A, B, C đều chưa đầy đủ

Ý A: địa hình đồi núi thấp chưa chính xác, vì trên địa hình độ dốc cao đất đai dễ bị rửa trôi hơn.

Ý B, C: chỉ đề cập tới địa hình đồi núi và tính chất mưa của khí hậu

⇒ Loại A, B, C

Ý D đúng và đẩy đủ nhất vì khí hậu nhiệt ẩm thúc đẩy quá trình phong hóa đất đai + địa hình đồi núi làm tăng cường xói mòn, rửa trôi đất; mưa theo mùa, mùa mưa nhiều đất đai dễ bị rửa trôi, mùa khô đất đai dễ bị hoang hóa, mặn hóa, phèn hóa…

Đáp án cần chọn là: D


Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Bài 9 – Địa lý 12 – Cô Nguyễn Huyền (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Địa lý 12 Bài 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là bài học cần thiết trong chương trình học Địa lý 12. Video này cô sẽ hướng dẫn các em toàn bộ kiến thức cần nhớ của bài học, bên cạnh đó giải chi tiết các một số ví dụ minh họa. Các em chú ý theo dõi bài học cùng cô nhé!
Đăng kí mua khóa học của thầy,cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, dia12, bai9
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 12 Cô Nguyễn Thị Huyền:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcxYmnvrK8BAG3onmIGXck
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 12 Cô Thúy Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvd6GXbKJmQOpKRhYEf1qLv7
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Toán học 12 Cô Nguyễn Phương Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveB0gDCeltvDR88SzUeEs_
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 12 Thầy Trần Thế Mạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvdT2cgyXJO7anOYt6OWsuo3
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 12 Cô Phan Thanh Nga:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfScyPFmX1ZzEgLdFqamK
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Hóa học 12 Cô Nguyễn Thị Thu:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfusl7vRQ54aL43EzHB2x
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 12 Cô Quỳnh Thư:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfKMKTxlDjdyftMtvHERPZc
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 12 Cô Vũ Phương Thảo:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveJ8lyydg_D7jBHsxavaItL

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button