Giáo Dục

Hóa học 9 bài 4: một số axit quan trọng

Hóa học 9 Bài 4: một số axit quan trọng

Hóa học 9 Bài 4: Một số axit quan trọng được VnDoc biên soạn, nội dung tóm tắt trọng tâm hóa 9 bài 4, tài liệu đi sâu vào tính chất của một số axit điển hình. Từ đó giúp các bạn vận dụng làm các dạng bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9.

Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới.

I. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

1. Axit clohidric

a. Tính chất hóa học (HCl có đầy đủ tính chất hóa học của axit)

  • Làm quỳ tím chuyển màu đỏ
  • Tác dụng với nhiều kim loại như: Mg, Al, Zn, Fe… tạo thành muối clorua và khí hidro.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

  • Tác dụng với bazơ tạo thành muối clorua và nước.

HCl + KOH → KCl + H2O

  • Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối clorua và nước.

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

  • Tác dụng với muối → Muối clorua + axit

2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

b. Ứng dụng

  • Điều chế các muối
  • Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn
  • Tẩy gỉ kim loại trước khi tráng, sơn, mạ kim loại
  • Chế biến thực phẩm, dược phẩm

2. Axit sunfuric

a. Tính chất vật lí

  • Chất lỏng sánh, không màu.
  • Nặng gấp gần 2 lần nước
  • Không bay hơi
  • Dễ tan trong nước, tỏa nhiều nhiệt.

Chú ý: Khi pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit đặc vào nước, khuấy đều. Tuyệt đối không làm ngược lại.

b. Tính chất hóa học

  • Tính chất hóa học Axit H2SO4 loãng (H2SO4)

+ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

+ Tác dụng với kim loại (Al, Fe, Zn, Mg,…) → muối sunfat + khí hidro

Ví dụ:

Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2

+ Tác dụng với bazơ → muối sunfat + nước

Ví dụ:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

+ Tác dụng với oxit bazơ → muối sunfat + nước

Ví dụ:

BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O

+ Tác dụng với muối → muối (mới) + axit (mới)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

  • Tính chất hóa học Axit H2SO4 đặc

Có những tính chất hóa học riêng

+ Tác dụng với hầu hết các kim lọai trừ (Au, Pt) → muối sunfat, không giải phóng khí hidro

Ví dụ:

Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

+ Tính háo nước:

C12H22O11 \overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}11H2O + 12C

c. Ứng dụng

H2SO4 có rất nhiều ứng dụng quan trọng như: phẩm nhuộm, phân bón, chất tẩy rửa tổng hợp, chất dẻo, ắc quy.

d. Sản xuất axit sunfuric

Sơ đồ phản ứng: S → SO2 → SO3 → H2SO4

3. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat

a. Phân biệt H2SO4 và muối sunfat

  • Dùng một số kim loại như: Mg, Zn, Al, Fe,…
  • Axit phản ứng, có khí hidro thoát ra
  • Muối không có khí thoát ra.
Xem thêm :  Truy lùng 11 quán bún riêu cua hà nội ngon ngất ngây

b. Nhận biết gốc sunfat

Dùng dung dịch muối BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 => hiện tượng: có kết tủa trắng

Phản ứng:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH

II. Bài tập mở rộng củng cố

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. BaO, CuO, Cu, Fe2O3

B. Fe, NaOH, BaCl2, BaO

C. Cu, NaOH, Cu(OH)2, Na2O

D. P2O5, NaOH, Cu(OH)2, Ag

Câu 2. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc nguội

A. Cu

B. Al

C. Mg

D. Zn

Câu 3. Muối pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit

B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước

C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit

D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

Câu 4. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.

A. Kim loại đồng không tan.

B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.

C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.

D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.

Câu 5. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng?

A. Mg, Cu(OH)2, CuO, FeO

B. NaOH, Zn, MgO, Pt

C. Au, KOH, CaCl2, CaO

D. Mg, KOH, P2O5, CaCO3

Câu 6. Khi nhỏ từ từ axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng đường, thấy:

A. Sinh ra chất rắn màu đen, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.

B. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu.

C. Sinh ra chất rắn màu đen và hơi nước ở thành ống nghiệm.

D. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.

Câu 7. Chất nào dưới đây không dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg

B. Mg(OH)2

C. MgO

D. Cu

Câu 8. Cho a gam FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 200ml dung dịch FeSO4 1M. Giá trị của a là:

A. 14,4 gam

B. 7,2 gam

C. 28,8 gam

D. 20,6 gam

Câu 9. Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoàn tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị V là:

A. 1,8 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 0,896 lít

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO và FeCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,4M thấy thoát ra hỗn hợp khí B có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua. Thành phần % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.

Xem thêm :  Top 20 kiểu tóc nam kẻ vạch tóc nam sau gáy, top 20 kiểu tóc nam kẻ vạch cực hot 2021

A. 12,96%

B. 33,33%

C. 53,71%

D. 87,04%

Câu 11. Cho 8 gam đồng (II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa m gam muối đồng (II) clorua. Giá trị của m là:

A. 27.

B. 15,3.

C. 20,75.

D. 13,5.

III. Đáp án – Hướng dẫn giải bài tập

1B2B3B4D5A6A7A8B9A10B

Câu 1. 

BaO + 2H2SO4 → Ba(HSO4)2 + H2O

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Câu 5. 

4Mg + 5H2SO4 → 4MgSO4 + H2S + 4H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Câu 8.

nFeSO4 = 0,2 mol

PTHH:

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Theo phương trình hóa học: nFeO = nFeSO4 = 0,2 mol => mFeO= 0,2.72 = 14,4 gam

Câu 9.

Theo định luật BTKL:

mkim loại + moxi = moxit

=> moxi = moxit – mkim loại = 40,6 – 26,2 = 14,4 (gam)

Số mol O2 phản ứng bằng: nO2 = mO2/MO2 = 14,4/32 = 0,45 (mol)

Phương trình hóa học phản ứng:

2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2MgO

4Al + 3O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2Al2O3

2Zn + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2ZnO

MgO + HCl → MgCl2 + H2O

Al2O3 + 2HCl → 2AlCl3 + 3H2O

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Nhận thấy: nO2 (phản ứng) = nH2O (tạo thành) = 1/2nHCl (phản ứng)

=> 0,45 = nH2O =1/2nHCl => \left\{ \begin{array}{l}
n{H_2}O = 0,45mol\\
nHCl = 0,45.2 = 0,9mol
\end{array} \right.

=> VHCl = nHCl/CMHCl

Câu 10.

PTHH:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

x → 2x        x                 x (mol)

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

y → 2y → z → z (mol)

Số mol FeCl2: nFeCl2 = mFeCl2/MFeCl2 = 31,75/127 = 0,25 (mol)

Fe, FeO, FeCO3 lần lượt  x, y, z

Khối lượng hỗn hợp ban đầu: 56x + 72y + 116 z = 21,6 (1)

Số mol muối FeCl2 tạo thành: x + y + z = 0,25 (2)

Tỉ khối của hỗn hợp B so với kí He bằng 7,5

\begin{array}{l}
{d_{B/He}} = \frac{{\overline {{M_B}} }}{{{M_{He}}}} = \frac{{\overline {{M_B}} }}{4} = 7,5 =  > \overline {{M_B}}  = 7,5.4 = 30\\<br />
Mà  \overline {{M_B}}  = \frac{{{n_{{H_2}}}.{M_{{H_2}}} + {n_{C{O_2}}}.{M_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{C{O_2}}}}} = \frac{{2x + 44z}}{{x + z}} = 30 <  =  > 2x – z = 0 (3)<br />
\end{array}” class=”lazy” height=”84″ src=”https://vuongquocdongu.com/wp-content/uploads/2021/12/holder-47.png” width=”521″/></p>
<p>Giải hệ 3 phương trình (1), (2), (3) ta được: x = 0,05; y = 0,1, z = 0,1</p>
<p>=> %mFe = (0,05.56)/21,6.100% = 12,96%</p>
<p><strong>Câu 11.</strong></p>
<p>nCuO = mCuO/ MCuO = 16/(64+16) = 0,2 (mol)</p>
<p>Phương trình hóa học:</p>
<p>CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O</p>
<p>0,2                → 0,2                 (mol)</p>
<p>Theo PTHH: nCuCl2 = nCuO = 0,2 (mol)</p>
<p>⟹ mCuCl2 = nCuCl2. MCuCl2 = 0,2. (64 + 2.35,5) = 27 (g)</p>
<h3 id=IV. Giải bài tập Hóa 9 bài 4 Một số axit quan trọng

Để giúp bạn đọc có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sau mỗi bài học cũng như có thể học tốt hơn với môn Hóa học, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi tiết bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 4 tại: Giải bài tập Hóa 9 bài 4: Một số axit quan trọng

……………….

VnDoc đã gửi tới bạn đọc Hóa học 9 Bài 4: Một số axit quan trọng. Nội dung tài liệu đưa ra các tính chất của axit clohidric, axit sunfuric cũng như ứng dụng, phương pháp điều chế, giúp các bạn nắm chắc tính chất hóa học, từ đó viết được các phương trình hóa học ví dụ minh họa.

Xem thêm :  การใช้ will be ving และ will have v3 will be doing/will have done

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Hóa 9 Bài 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.


Hóa học lớp 9 – Bài 4 – Một số axit quan trọng – Tiết 1


Hóa học lớp 9 Bài 4 Một số axit quan trọng Tiết 1
Sẽ giúp các em nắm bắt các kiến thức cơ bản và nâng cao một cách nhanh nhất . Từ đó giúp các em có một nền tảng kiến thức vững chắc để phát triển tư duy và trí tuệ và giúp các em đạt được những ước mơ của riêng mình . Chúc các em thành công.
Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH ) có đầy đủ chương trình dạy của 3 môn khối B là TOÁN – HÓA –SINH , nếu em nào bị mất kiến thức cơ bản hãy nhanh chân vào đăng kí để lấy lại kiến thức , đồng thời cả thầy và cô có trên 10 năm kinh nghiệm để hướng dẫn tận tình trên các clip đã phát và trên trang cá nhân FACEBOOK .
Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH ) là hoàn toàn miễn phí các em nhé , mau mau đăng kí để học thôi .
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 9 :
https://www.youtube.com/watch?v=jjmh8wtwkC0\u0026list=PLCd8j6ZYo0lY8ZFrhrAyzCzuo5x9YIrAm
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 9 :
https://www.youtube.com/watch?v=1v13xgCAJr4\u0026list=PLCd8j6ZYo0lY0iwtos1VSPMF4FSuiZ4l
▶ Danh sách các bài học HÓA HỌC lớp 9:
https://www.youtube.com/watch?v=wfMX0za5WbA\u0026list=PLCd8j6ZYo0lZCN2kNj8hER6G7qYKk9Jmz
▶ Danh sách các bài học SINH HỌC lớp 9:
https://www.youtube.com/watch?v=91QYJK2gXG4\u0026list=PLCd8j6ZYo0lbqP2uVWNYqsIL_nLMV2HzY
▶ Danh sách các bài học HÓA HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lYj4aXZby1k8rOYG_73Fb3L

▶ Danh sách các bài học SINH HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lZ06yJpcx2z5X87V5HSTXUV
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC lớp 8:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lYaVvkI0VXe9rwIgsYw78dG
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 7 :
https://www.youtube.com/watch?v=CvQs6Hpzv6I\u0026list=PLCd8j6ZYo0lYp2u8igDarK_gOq3AZZ_xI
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 7 :
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lbZpOTHAvpljZqe3rAnvQy
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( ĐẠI SỐ ) lớp 6 :
https://www.youtube.com/watch?v=F4pCnUHd_G0\u0026list=PLCd8j6ZYo0lb1MNlwtvKn8Po6NwDQDim
▶ Danh sách các bài học TOÁN HỌC ( HÌNH HỌC ) lớp 6 :
https://www.youtube.com/playlist?list=PLCd8j6ZYo0lbwm8pL2Dvr7xs23FovsKXI
☞ Cảm ơn các em đã xem video!
☞ Nếu có câu hỏi nào về bài học các em hãy comment bên dưới nhé ? thanks so much ♥
───────────────────
▶ Đăng ký để học Kênh THẦY QUANG ( TOÁN HÓA SINH ) miễn phí và cập nhật các bài học mới nhất:
https://www.youtube.com/channel/UCvclE98tzIK1SiIp8vYa2ew?sub_confirmation=1
@@@
Facebook của thầy Quang :
https://www.facebook.com/profile.php?id=100014579804319

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button