Giáo Dục

Hướng dẫn soạn bài sự phát triển của từ vựng

Tài liệu soạn bài sự phát triển của từ vựng giúp bạn nắm vững kiến thức và trả lời các câu hỏi tại trang 55 đến 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Sự phát triển của từ vựng của Đọc Tài Liệu được biên soạn với mong muốn giúp các bạn nắm vững những kiến thức quan trọng và gợi ý trả lời các câu hỏi bài trang 55, 56 và 57 sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1.

Cùng tham khảo.

I. Kiến thức cơ bản

1. Từ vựng là lĩnh vực năng động nhất của ngôn ngữ. Nó thể hiện ở chỗ:

– Luôn phát triển thêm những nghĩa mới từ nghĩa đã có.

– Nảy sinh những từ ngữ mới.

2. Khi nghĩa mới được hình thành mà nghĩa cũ không mất đi thì cấu trúc nghĩa của từ trở nên phong phú hơn, ta gọi là từ nhiều nghĩa

3. Có hai phương thức phát triển nghĩa: ẩn dụ và hoán dụ

4. Có những nghĩa chuyển được hình thành từ rất lâu, nay không nhận ra nữa. Nhưng cũng có nghĩa chuyển mới hình thành, có thể nhận ra.

Nghe bài giảng sự phát triển của từ vựng chi tiết

  • Cô giáo: Nguyễn Thị Mai Hạnh
  • Nguồn: Yotube

II. Hướng dẫn soạn bài sự phát triển của từ vựng chi tiết

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi từ trang 55 đến trang 57 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1:

Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

Câu 1 (Trang 55 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có câu: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ Kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?

Trả lời

Từ kinh tế trong câu thơ “Bia tay ôm chặt bồ kinh tế” (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu) là lời nói tắt của cụm từ kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời. Ngày nay, chúng ta không dùng từ kinh tế theo nghĩa như Phan Bội Châu, mà theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và  sử dụng của cải vật chất làm ra.

Như vậy, nghĩa của một từ ngữ có thể phát triển, thay đổi, nghĩa cũ mất đi và nghĩa mới được hình thành.

Câu 2 (Trang 55 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Xem thêm :  Tiết 32: miêu tả trong văn bản tự sự

Đọc kĩ các câu sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những từ in đậm

a. 

Gần xa nô nức yến anh, 
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

b.

Được lời như cởi tấm lòng
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay

Cũng như như hành viện xưa nay
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.

Cho biết nghĩa từ xuân, tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

Trả lời

a) Xuân (chơi xuân): mùa chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ, mùa mở đầu một năm (nghĩa gốc).

• Xuân (ngày xuân): thuộc về tuổi trẻ (nghĩa chuyển).

b) Tay (trao tay): bộ phận phía trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc).

• Tay (tay buôn người): người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề (nghĩa chuyển).

Luyện tập

Câu 1 (Trang 56 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định:

– Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc.

– Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

– Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

a. Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khoẻ Phù Đổng”.

c. Dù ai nói nga nói nghiêng,

Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.

(Ca dao)

d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Tìm nghĩa của từ “chân” trong các câu.

Trả lời

a) Chân (chân sau): từ chân được dùng với nghĩa gốc.

b) Chân (có chân): từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

c) Chân (kiềng ba chân): từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

d) Chân (chân mây): từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn du.

Câu 2 (Trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: tra a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.

Trả lời

– Trà (nghĩa gốc): búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến để pha nước uống.

Xem thêm :  Cách tải phim về điện thoại iphone | flash wanted

– Trà Atisô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tim sen, trà khổ qua. Từ trà được dùng với nghĩa chuyển, có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng, khô, dùng để pha nước uống.

Câu 3 (Trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Dựa vào những cách dùng từ như:  đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng, … hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

Trả lời

Đồng hồ (nghĩa gốc): dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác.

• Đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng: Từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những dụng cụ để đo lường (có bề ngoài giống đồng hồ.)

Câu 4 (Trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Tìm ví dụ đế chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

Trả lời

a) Hội chúng (nghĩa gốc): tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.

• Hội chứng (nghĩa chuyền): tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi: hội chứng của tình trạng suy giảm đạo đức học đường.

b) Ngân hàng (nghĩa gốc): tổ chức kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.

• Ngân hàng (nghĩa chuyển): kho lưu trữ: ngân hàng máu, ngân hàng đề thi.

c) Sốt (nghĩa chuyển): ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu nên khan hiếm, tăng giá nhanh: Cơn sốt đất…

Câu 5 (Trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Trả lời

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)

– Từ Mặt Trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.

– Đây không phải là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì sự chuyền nghĩa của từ Mặt Trời trong câu thơ thứ hai chỉ tính chất tạm thời.

Soạn bài sự phát triển của từ vựng ngắn nhất

Nội dung phần này gợi ý trả lời các câu hỏi SGK sẽ giúp các bạn tự hoàn thành bài soạn của mình tốt hơn.

Ghi nhớ

Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

Xem thêm :  Soạn bài tức nước vỡ bờ chi tiết nhất

Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

Bài học sau: Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài sự phát triển của từ vựng một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và  LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


Sự phát triển của từ vựng – Ngữ văn 9 – Cô Phạm Lan Anh (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 9 Sự phát triển của từ vựng
Sự phát triển của từ vựng là bài học hay trong chương trình Ngữ văn 9. Video bài giảng này, cô sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức trọng tâm bài học. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan9, suphattriencuatuvung
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ Văn 9 Cô Phạm Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Xmux8DJ4ZBtcXoNcWzRH5
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Nguyễn Thu Hà:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJEQ25gKtpc3EOjfxDYDyT
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Thầy Đinh Trường Giang:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VbfDLA58MmDyT5sMWq_1Wk
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 9 Cô Nguyễn Thị Hằng:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W8ZMc78d9uhaxz9fWuJww_
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 9 Cô Đỗ Chuyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7WEwIKc548fCxYWIhQhoTXy
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 9 Cô Phạm Thị Hồng Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vy5uT6ZlHtfhsb7FSx7JIi
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 9 Cô Lê Minh Phương:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W6wjXWKbhViVzp8KYYaOOh
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Dung:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XQbH4Y7y2oKitxPLdumJsG
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Ngọc Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VK57bTSU8DHSoJkdtQfE
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Phạm Thị Huệ Chi:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XCAc50Mt24i3iKwfyHSOW2
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJmCOho_xbeGJth0COVhyD
▶ Danh sách các bài học môn Hóa học 9 Cô Phạm Huyền:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Xrg5NeAo8cijMLy2ef_GAv
▶ Danh sách các bài học Ôn thi vào 10 môn Toán Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V7nT3962l1VXkp16VhR

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button