Giáo Dục

Tập hợp và các phép toán tập hợp

Vậy làm sao để xác định một tập hợp? tập hợp rỗng (trống) là tập như thế nào? trên tập hợp có các phép toán gì? và tập hợp có các dạng toán nào? chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết hệ thống lại kiến thức về tập hợp và cách giải các dạng toán về tập hợp dưới đây.

I. Lý thuyết về Tập hợp

1. Tập hợp

– Cho tập hợp A

  + Nếu a là phần tử thuộc tập A ta viết a ∈ A.

  + Nếu a là phần tử không thuộc tập a ta viết a ∉ A.

2. Một tập hợp xác định bởi

a) Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp

– Viết tất cả các phần tử của tập hợp vào giữa dấu{}, các phần tử cách nhau bằng dấu phẩy (,) hoặc chấm phẩy (;).

 Ví dụ: A = {1,2,3,4,5,6}

b) Viết tập hợp bằng cách nếu tính chất đặc trưng của tập

– Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập đó

 Ví dụ: 

– Ta thường minh hoạ tập hợp bằng một đường cong khép kín gọi là biểu đồ ven.

biểu diễn tập hợp bằng biểu đồ VENBiểu diễn tập hợp bằng biểu đồ VEN

3. Tập hợp rỗng

– Là tập hợp không chứa phần tử nào, Ký hiệu là Ø

 A ≠ Ø ⇔ ∃x: x ∈ A

4. Tập hợp con của một tập hợp

– Cho 2 tập A, B:

– Lưu ý:

 •    và  ⇒ 

 • Tập A có n phần tử thì A có 2n tập con.

5. Hai tập hợp bằng nhau

– Cho 2 tập A, B: A = B ⇔ A ⊂ B và B ⊂ A

6. Một số tập hợp số

a) Các tập hợp số

– Tập hợp số tự nhiên: 

– Tập hợp số tự nhiên khác 0:

– Tập hợp số nguyên: 

– Tâp hợp số hữu tỉ: 

 ⇒ Tập hợp các số hữu tỉ gồm các số thập phân hữu hạn và thập phân vô hạn tuần hoàn

– Tập hợp số vô tỉ:  = {tập hợp các số thập phân vô hạn không tuần hoàn}

– Tập hợp số thực:  gồm tập hợp tất cả các số hữu tỉ và vô tỉ được biểu diễn bằng trục số.

b) Mối quan hệ giữa các tập hợp số

biểu đồ VEN thể hiện quan hệ giữa các tập số
biểu đồ VEN thể hiện quan hệ giữa các tập số

7. Các phép toán trên tập hợp

a) Phép giao

  • 

  • 

  • 

b) Phép hội

  • 

  •

  •

c) Phép hiệu

  • AB = {x| x∈ A và x ∉ B}

  • AA = ∅

  • A∅ = A

  • AB ≠ BA

d) Phép lấy phần bù: Khi B ⊂ A: 

II. Các dạng bài tập toán về Tập hợp

  Dạng 1. Xác định tập hợp

* Phương pháp:

– Liệt kê các phần tử của tập hợp: A = {a1, a2, a3,…}

– Nêu tính đặc trưng của tập hợp: A = {x ∈ X| p(x)}

 Ví dụ 1: Tìm tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 10

* Hướng dẫn:

–  Ta liệt kê các phần tử: A = {2,4,6,8} hoặc A = {x ∈ N* | x = BS(2) và x < 10}

Xem thêm :  Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều

 Ví dụ 2: Tìm tập hợp các nghiệm của phương trình: x(x-1)(x-2)(x2-1) = 0

* Hướng dẫn:

– Liệt kê: A = {0, -1, 1, 2} 

– A = {x ∈ Z | x(x-1)(x-2)(x2-1) = 0} ⇔ A = {x ∈ Z | x(x-2)(x2-1) = 0} 

 Ví dụ 3: Viết tập hợp A = {2,3} bằng cách nêu ra tính chất đặc trưng của nó.

* Hướng dẫn:

– Ta có thể viết như sau:

 A = {x ∈ N | 1 < x < 4}

 A = {x ∈ N | 2 ≤ x ≤ 3}

 A = {x ∈ N | (x-2)(x-3) = 0}

 A = {x ∈ N | x2 – 5x + 6 = 0}

  Dạng 2. Tập hợp con, Tập hợp bằng nhau

* Phương pháp: Áp dụng định nghĩa

+) 

+) A ⊄ B ⇔ ∃x ∈ A ⇒ x ∉ B

+) A = B ⇔ A ⊂ B và B ⊂ A

+) A ≠ B ⇔ A ⊄  B hoặc B ⊄  A

 Ví dụ 1: Cho 2 tập hợp A = {x ∈ Z| x3 – 2×2 – x + 2 = 0} và B = {x ∈ Z| x2 – 3x + 2 = 0} hãy đặt dấu ⊂ và ⊄ giữa A và B.

* Hướng dẫn:

– Ta liệt kê các phần tử tập A và B: A = {-1; 1; 2} , B = {1; 2}

⇒ B ⊂ A

 Ví dụ 2: Cho A = {x | x(x-1)(x-2) = 0} Tìm các tập con của A và tập con đó có chứa phần tử 0.

* Hướng dẫn:

– Liệt kê số phần tử của A = {0; 1; 2} vậy tập A có 23 = 8 tập con như sau:

 {0}, {1}, {2}, {0;1}, {0;2}, {1;2} , {0;1;2} và Ø

⇒ Các tập có chứa phần tử 0 là: {0}, {0;1}, {0;2}, {0;1;2}

 Ví dụ 3: Cho tập hợp,

 

 

 Xác định =, ≠ giữa A và B

* Hướng dẫn:

– Ta có: A = [-2;0) U (0;3] và B = (-2;0) U (0;3)

⇒ A ≠ B

 Ví dụ 4: Cho các tập hợp: E = {-3; 4}, F = {-3; x2} , G = {-3; x2; y}. Xác định x, y để E=F=G.

* Hướng dẫn:

– Để  E = F thì  x2 = 4 ⇒ x = 2 hoặc x = -2

– Để F = G thì y = – 3 hoặc y = x2 = 4

⇒ Để E = F = G  thì x = ±2 và y = -3 hoặc y = 4;

  Dạng 3. Các phép toán trên tập hợp, Giao, Hợp, Hiệu

* Phương pháp: Áp dụng định nghĩa

– Liệt kê A, B

– A ∩ B : Lấy các phần tử giống nhau của A và B

– A U B : Lấy tất cả các phần tử của A, của B và của A ∩ B (chung)

– A B: Lấy các phần tử của A và không phải của B

Ví dụ 1: Cho 2 tập hợp A = {x ∈ R | x2 – 4x + 3 ≤ 0} và A = {x ∈ R | x2 – 3x + 2 ≤ 0}  tính A U B,  A ∩ B, A B và B  A.

* Hướng dẫn:

– Liệt kê: A = {1;3} và B = {1;2} ta có:

 A U B = {1;2;3} , A ∩ B = {1} ,  A B = {3} , B  A = {2}

 Ví dụ 2: Cho 2 tập hợp A = {x ∈ R | x2 – 4x + 3 = 0} và A = {x ∈ R | x2 – 3x + 2 = 0}  tính A U B,  A ∩ B, A B và B  A.

* Hướng dẫn:

– Liệt kê: A = [1;3] và B = [1;2] ta có:

 A U B = [1;3] , A ∩ B = [1;2] ,  A B = (2;3] , B  A = ∅

  Dạng 4. Giải toán bằng biểu đồ VEN

* Phương pháp: Áp dụng định nghĩa

 Ví dụ 1: Mỗi học sinh của lớp 10A đều biết chơi cờ tướng hoặc cờ vua, biết rằng có 25 em biết chơi cờ tướng, 30 em biết chơi cờ vua, 15 em biết chơi cả hai. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu em chỉ biết chơi cờ tướng? Bao nhiêu em chỉ biết chơi cờ vua? Sĩ số lớp là bao nhiêu?

Xem thêm :  Hóa trị của nguyên tố là gì? quy tắc hóa trị và cách vận dụng quy tắc hóa trị vào giải bải tập hóa

* Hướng dẫn: 

– Ta vẽ biểu đồ VEN như sau:

giải toán bằng biểu đồ VEN– Dựa vào sơ đồ Ven ta suy ra số học sinh chỉ biết chơi cờ tướng là 25 – 15 = 10.

– Số học sinh chỉ biết chơi cờ vua là: 30 – 15 = 15.

– Do đó ta có sĩ số học sinh của lớp 10A là: 10 + 15 + 15 = 40 học sinh.

 Ví dụ 2: Lớp 10B có 45 học sinh, trong đó có 25 em thích môn Văn, 20 em thích môn Toán, 18 em thích môn Sử, 66 em không thích môn nào, 55 em thích cả ba môn. Hỏi số em thích chỉ một môn trong ba môn trên là bao nhiêu?

* Hướng dẫn:

– Ta vẽ biểu đồ VEN như sau:

giải toán bằng biểu đồ VEN– Gọi: a, b, c theo thứ tự là số học sinh chỉ thích môn Văn, Sử, Toán.

 x là số học sịnh chỉ thích hai môn là Văn và Toán.

 y là số học sịnh chỉ thích hai môn là Sử và Toán.

 z là số học sịnh chỉ thích hai môn là Văn và Sử.

– Ta có số em thích ít nhất một môn là 45 – 6 = 39.

– Dựa vào sơ đồ Ven ta có hệ phương trình:

(I)  

– Giải hệ phương trình (I) bằng cách cộng vế với vế 3 phương trình đầu ta có:

 a + b + c + 2(x + y + z) + 15 = 63 kết hợp với phương trình cuối của hệ: x + y + z + a + b + c + 5 = 39 ta được:

a + b + c + 2(39 – 5 – a – b – c) + 15 = 63 ⇒ a + b + c = 20

⇒ Vậy chỉ có 20 em thích chỉ một môn trong ba môn trên.

III. Một số bài tập về Tập hợp

Bài 1 trang 13 SGK Đại số 10: a) Cho A = {x ϵ N | x < 20 và x chia hết cho 3}.

Hãy liệt kê các phần tử của A.

b) Cho B = {2, 6, 12, 20, 30}.

Hãy xách định B bằng cách chỉ ra một tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.

c) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp các học sinh lớp em cao trên 1m60.

* Lời giải bài 1 trang 13 SGK Đại số 10:

a) Tập hợp A là tập các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20.

 Vậy A = {0, 3, 6, 9, 12, 15, 18}

b) Nhận thấy: 2 = 1.2 ; 6 = 2.3 ; 12 = 3.4 ; 20 = 4.5 ; 30 = 5.6

 Vậy B = {x = n(n + 1) | n ∈ N* và n ≤ 5}

c) Ví dụ: C = {Tuấn, Phúc, Trang, Linh}.

Bài 2 trang 13 SGK Đại số 10: Trong hai tập hợp A, B dưới đây, tập hợp nào là tập hợp con của tập còn lại? Hai tập hợp A và B có bằng nhau không?

a) A là tập hợp các hình vuông;  B là tập hợp các hình thoi.

b) A = {n ∈ N | n là một ước chung của 24 và 30};  B = { n ∈ N | n là một ước của 6}.

* Lời giải bài 2 trang 13 SGK Đại số 10: 

a) Vì mỗi hình vuông đều là một hình thoi nên A ⊂ B. Có những hình thoi không phải là hình vuông nên B ⊄ A.

⇒ Vậy A ≠ B.

b) A = {n ∈ N | n là một ước chung của 24 và 30} = {1; 2; 3; 6}. B = {n ∈ N | n là một ước của 6} = {1; 2; 3; 6}.

Xem thêm :  Các phép biến hình lớp 11

– Ta thấy A ⊂ B và B ⊂ A nên A = B.

Bài 3 trang 13 SGK Đại số 10: Tìm tất cả các tập con của tập hợp sau:

a) A = {a; b}

b) B = {0; 1; 2}

* Lời giải bài 3 trang 13 SGK Đại số 10:

a) A = {a; b} có 22 = 4 các tập con đó là: ∅; {a}; {b}; {a; b}

b) B = {0; 1; 2} có 23 = 8 các tập con đó là: ∅; {0}; {1} ; {2} ; {0, 1} ; {0, 2} ; {1, 2} ; {0; 1; 2}.

Bài 3 trang 15 SGK Đại số 10: Trong số 45 học sinh của lớp 10A có 15 bạn được xếp loại học lực giỏi, 20 bạn được xếp loại hạnh kiểm tốt, trong đó có 10 bạn vừa học lực giỏi, vừa có hạnh kiểm tốt. Hỏi

a) Lớp 10A có bao nhiêu bạn được khen thưởng, biết rằng muốn được khen thưởng bạn đó phải học lực giỏi hoặc có hạnh kiểm tốt?

b) Lớp 10A có bao nhiêu bạn chưa được xếp loại học lực giỏi và chưa có hạnh kiểm tốt?

* Lời giải bài 3 trang 15 SGK Đại số 10:

biểu đồ VEN bài 3 trang 15 sgk đại số 10a) Các bạn được HLG = 15.

– Các bạn được HKT = 20.

– Số bạn HLT + HKT = 10.

⇒ Số bạn được HKT mà không được HLG = 15 – 10 = 5.

⇒ Số bạn được HLG mà không được HKT = 20 – 10 = 10.

⇒ Vậy số bạn được khen thưởng = (số bạn được HKT mà không được HLG)

+ (số bạn được HLG mà không được HKT)

+ (số bạn vừa được HLG, vừa được HKT)

= 5 + 10 + 10 = 25 (bạn).

b) Số học sinh chưa được xếp loại HLG và chưa có HKT là: 45 – 25 = 20 (bạn).


Tập hợp – Bài 2 – Toán học 10 – Thầy Lê Thành Đạt (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Toán học 10 Bài 2 Tập hợp
Video bài học hôm nay, thầy hướng dẫn các em toàn bộ kiến thức cần nhớ bài Tập hợp. Cùng với đó, thầy sẽ giải chi tiết các ví dụ minh họa bằng phương pháp nhanh nhất. Theo dõi bài học cùng thầy để học tốt hơn nhé!
Đăng kí mua khóa học của thầy tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, toan10, bai2
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 10 Thầy Lê Thành Đạt:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvc7PyQ2JJ8DILA2FMdB5Wbv
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 10 Cô Nguyễn Thị Hoài Thu:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvf1TCEDtT33qpRC1_rke5pb
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 10 Cô Nguyễn Quyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvejV26PPtl0Hn_xt_3zfs9C
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 10 Cô Trương Khánh Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfVitVNby1tzl4Yed_kItOf
▶ Danh sách các bài học môn Lịch sử 10 Cô Triệu Thị Trang:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvdzGBbluX0ggFOi8BheSIER

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button