Giáo Dục

Câu trần thuật là gì? chức năng và ví dụ về câu trần thuật

câu trần thuật là gì? Trong bài viết này các bạn sẽ biết được khái niệm, chức năng của câu trần thuật. Minh họa bằng ví dụ về câu trần thuật.

Câu trần thuật là gì

Khái niệm câu trần thuật là gì?

Câu trần thuật là dạng câu được dùng dưới hình thức kể, nhận xét, miêu tả, nhận định hay thông báo… về một sự vật hiện tượng, tính chất, hoạt động… của một việc nào đó.Trong giao tiếp thì câu trần thuật được sử dụng như một lời kể thông thường, kết thúc bằng dấu chấm ở cuối câu. Trần thuật hay còn được gọi là tường thuật lại một vấn đề nào đó.

Lấy ví dụ như:

  • Con đường đến trường hôm nay có rất nhiều hoa mười giờ.
  • Buổi chiều tôi thường làm bài tập toán.

Chức năng và hình thái khi sử dụng câu trần thuật là gì?

Chức năng chính của câu trần thuật được sử dụng để tường thuật hay kể lại một sự việc, câu chuyện nào đó đã xảy ra. Bên cạnh đó, câu trần thuộc còn được dùng để yêu cầu, ra lệnh đồng thời bày tỏ thái độ, tình cảm… nhưng rất ít.

Dấu hiệu để nhận biết một câu trần thuật như sau: Thông thường câu trần thuật được kết thúc bằng dấu chấm ở cuối câu. Đây là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất của một câu trần thuật. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, câu trần thuật cũng được kết thúc bằng dấu chấm lửng (…) hay dấu chấm than ở cuối câu (!).

Xem thêm :  Bài tập tiếng anh 11 unit 1: friendship có đáp án

Câu trần thuật được sử dụng nhiều trong giao tiếp hằng ngày và trong văn chương.

Cách đặt câu câu trần thuật

Hãy đặt câu trần thuật dưới những mục đích sau đây:

  • Xin lỗi. Ví dụ: Tớ thật sự xin lỗi cậu.
  • Cám ơn. Ví dụ: Mình cảm ơn vì bạn đã cho mình mượn bút.
  • Miêu tả. Ví dụ: Con chó nhà em có bộ lông màu nâu đen.
  • Chúc mừng. Ví dụ: Chúc mừng ngày cưới của vợ chồng anh.

=> Câu trần thuật rất phổ biến bởi chức năng đa dạng và được con người sử dụng mỗi ngày.

Hãy luyện tập thêm việc sử dụng câu trần thuật các em nhé.

Luyện tập SGK

IIE Việt Nam xin hướng dẫn các bạn giải một số bài tập trong sách giáo khoa về câu trần thuật ngay sau đây.

Câu 1: Tìm kiểu xác và tác dụng của câu.

1. Câu trần thuật:

=> Mục đích: Kể lại diễn biến về sự ra đi của Dế Choắt

2. Câu trần thuật:

=> Mục đích:Nhằm thể hiện sự hối hận, tiếc nuối muộn màng khi vô tình làm chết Dế Choắt

3. Câu trần thuật:

=> Mục đích: Nói về việc Hoàn cảnh Mã Lương có cây bút thần.

Trong đoạn còn có câu cảm thán: “Cây bút đẹp quá!” =>Thể hiện sự vui mừng, sung sướng  của cậu bé khi có trong tay cây bút thần.

Câu 2:

Câu nghi vấn:

=> Đây là kiểu câu nghi vấn: Trong câu có sử dụng từ để hỏi là “làm thế nào” và kết thúc câu có sử dụng dấu hỏi châm.

Xem thêm :  Giải bài tập 9: trang 70 sgk hình học lớp 9

Câu trần thuật:

=> Đây là câu trần thuật vì cuối câu có dấu chấm và mục đích của câu là tường thuật lại sự việc.

Câu 3: Xác định các kiểu câu bên dưới.

1. Anh tắt thuốc lá đi!

=> Đây là kiểu câu cầu khiến được xác định qua việc sử dụng từ “đi”trong câu và kết thúc câu là dấu chấm than. Mục đích của câu trên là nhằm ra lệnh cho người khác dừng việc hút thuốc lá lại.

2. Anh có thể tắt thuốc lá được không?

=> Câu trên thuộc kiểu câu nghi vấn vì trong câu có từ “được không”. Nhằm yêu cầu người khác dập tắt  thuốc lá nhưng ở một mức độ lịch sự, tinh tế hơn.

3. Xin lỗi. Ở đây không được hút thuốc lá.

=> Thuộc kiểu câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm câu. Mục đích để thông báo đến người nghe về việc cấm hút thuốc ở đây.

Câu 4: Tìm câu trần thuật.

1. Ở câu (a) là kiểu câu trần thuật.

=> Câu trần thuật nhưng được dùng dưới dạng câu cầu khiến.

2. Câu b là câu trần thuật. Câu trần thuật này được sử dụng để cầu khiến “bé mong anh trai đi cùng mình để nhận giải thưởng”.

Câu 5:

1. Hãy đặt một câu trần thuật hứa hẹn.

=> Tôi hứa sẽ dậy vào lúc 6 giờ sáng.

2. Hãy đặt một câu trần thuật xin lỗi.

=> Mình xin lỗi bạn vì đã làm bẩn áo của bạn.

Xem thêm :  Posva/vue-promised: ? composable promises & promises as components

3. Hãy đặt một câu trần thuật cảm ơn.

=> Mình cảm ơn bạn vì món quà.

4. Hãy đặt một câu trần thuật chúc mừng.

=> Chúc mừng ngày của mẹ.

5. Hãy đặt một câu trần thuật cam đoan.

=> Tôi chắc chắn sẽ được điểm cao trong lần kiểm tra môn Toán này.

Câu 6: Học sinh trao đổi với nhau và làm bài tại lớp học.

Trên đây chúng tôi đã giải thích và củng cố kiến thức cho các em hiểu về câu trần thuật là gì, chức năng và cách nhận biết câu trần thuật. Chúc các em ngày càng học văn tốt hơn.

  • Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Đặc điểm và ví dụ trong câu cảm thán

Thuật Ngữ


Câu Tường Thuật ( lý thuyết)


►Đăng Ký theo dõi (Subscribe): https://goo.gl/PGHQeq
► Trang web: http://mrstranganh.edu.vn/

Liên hệ:
► Facebook cô Trang Anh: https://goo.gl/PJXUgE
►Fanpage học Tiếng Anh: https://goo.gl/TQ9hV8
►Cảm ơn đã xem video của tôi.

© Bản quyền thuộc về Trang Anh English
© Copyright by Trang Anh English ☞ Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button