Tổng Hợp

Review giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề gia đình 2022

Gia đình là tổ ấm của mỗi người chúng ta, nơi đó đầy ắp tình yêu thương của mọi người dành cho nhau. Chúng tôi mang đến bộ giáo án mầm non chủ đề gia đình để giúp bé hiểu hơn về tính cách của từng người trong gia đình, những món ăn, vật dụng trong nhà…Tất cả những kiến thức đó sẽ có trong bộ giáo án. Vậy mời các cô cùng theo dõi bài viết dưới đây về Review giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề gia đình của vuongquocdongu.com, link tải trọn bộ giáo án ở cuối bài viết nhé!

✅ Giáo án mầm non chủ đề gia đình hướng đến những mục tiêu nào? ⭐ Phát triển thể chất

– Phát triển nhận thức

– Phát triển ngôn ngữ và giao tiếpPhát triển thẩm mỹ

– Phát triển tình cảm xã hội

✅ Đánh giá về giáo án mầm non chủ đề gia đình ⭐ Vẫn theo một quy chuẩn gồm: hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh.

– Có kế hoạch chia theo ngày giúp học thầy cô đọc giáo án điện tử mầm non chủ đề gia đình dễ hiểu hơn.

– Có những mục đàm thoại với nhiều câu hỏi đặc biệt vui nhộn.

– Giáo án mầm non chủ đề gia đình có những trò chơi như “Con muỗi” giúp học sinh dễ tiếp thu hơn.

– Còn rất nhiều những điều thú vị trong giáo án.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: 4 tuần
(Từ ngày 06 tháng 9 đến ngày 01 tháng 10 năm 2021)

I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TT
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

Giáo dục phát triển thể chất

1
1. Thực hiện đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn.

Thực hiện các động tác hô hấp nhóm tay; lưng, bụng, lườn; chân trong giờ thể dục sáng và bài tập phát triển chung giờ hoạt động phát triển thể chất.

– TDBS: Tập kết hợp với lời ca bài: “Trường của cháu đây là trường mầm non

+ Hô hấp: Hít vào thở ra.

+ Tay: Đưa tay lên cao, ra phía trước

+ Bụng: Nghiêng người sang hai bên

+ Chân: Bước một chân lên phía trước

+ Bật: Bật tại chỗ

2
2. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động
Đi kiễng gót.
– Thể dục sáng: Khởi động: đi các kiểu chân.

Review giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề gia đình 2022

– Hoạt động học: Thể dục

+ Vận động: Đi kiễng gót

+ Trò chơi vận động: Đá bóng

3
4. Trẻ biết phối hợp tay mắt trong vân động:

– Lăn bóng với cô.

–  Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang

– Ném xa bằng 2 tay.

– Hoạt động học: Thể dục

+ Vận động: Lăn bóng với cô; Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang; Ném xa bằng 2 tay

– Trò chơi vận động: Chuyền bóng, chuyền bóng qua chân

– Chơi, hoạt động ngoài trời: Trò chơi vận động: Lăn bóng, chuyền bóng cho nhau.

4
6. Trẻ thực hiện được các vận động phối hợp cử động của bàn tay ngón tay.

 

– Gập đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.

–  Xếp chồng các hình khối lên nhau

–  Tô vẽ ngêch ngoạc.

– Hoạt động chơi: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi giúp trẻ phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay:

Review giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề gia đình 2022

+ Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, tập tầm vông, bóng tròn to, lộn cầu vồng, tung bóng, gieo hạt nảy mầm, hãy làm theo hiệu lệnh,  kéo cưa lừa sẻ, bóng bay, đôi bạn

– Chơi, hoạt động ngoài trời: Chơi với sỏi (xếp đồ dùng của cô cấp dưỡng), chơi với giấy, chơi với lá cây, vẽ theo ý thích (vẽ đồ dùng của cô giáo), vẽ bánh trung thu.

– Chơi, hoạt động theo ý thích buổi chiều: Thực hành thao tác rửa tay

– Trò chơi: xếp hình.

5
10. Trẻ thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn
– Làm quen với cách đánh răng, lau mặt

– Tập rửa tay bằng xà phòng

– Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn ngủ vệ sinh

– Tháo tất, cởi quần áo khi bị ướt.

– Chơi, hoạt động theo ý thích buổi chiều: Thực hành thao tác rửa tay.

Giờ ăn: Dạy trẻ biết xin phép đi vệ sinh, uống nước và giữ gìn vệ sinh trong ăn uống (Lau mặt, rửa tay)

 
Giáo dục phát triển nhận thức

6
17. Trẻ biết quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng
– Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.
– Chơi, hoạt động ở các góc.

Dạy trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi ở các góc và sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách.

– Chơi, hoạt động ngoài trời:

Chơi với giấy, chơi với sỏi, tham quan phòng âm nhạc.

– Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều:

+ Góc xây dựng có những đồ chơi gì.

7
24. Trẻ thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình…
– Hát một số bài hát về các sự vật hiện tượng.

– Tạo ra các sản phẩm tạo hình đơn giản về các sự vật hiện tượng.

+ Đón trả trẻ

+ Thể dục buổi sáng.

– Chơi hạt động theo ý thích buổi chiều: Nghe băng 1 số bài hát về trường, lớp. Làm quen bài hát “đêm trung thu”.

8
25. Trẻ biết quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng.
– 1 và nhiều
Hoạt động học:

+ Toán: Nhận biết 1 và nhiều

Hoạt động chơi: Trò chơi:  Ai chọn nhanh; Tạo nhóm.

+ Đón trả trẻ

– Chơi, hoạt động ở các góc.

Góc bán hàng

9
29. Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản ( mẫu) và sao chép lại
– Nhận biết quy tắc sắp xếp đơn giản, sao chép lại, xếp xen kẽ
Hoạt động học:

+ Toán: Xếp xen kẽ hai đối tượng

10
36. Trẻ nói được tên trường/ lớp,  cô giáo, bạn, đồ chơi,  đồ dùng trong lớp  khi được hỏi, trò chuyện.
– Tên trường, tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo.

– Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.

Hoạt động học: KPXH

+ Lớp 3 tuổi B của bé

+ 1 số công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

– Chơi, hoạt động ngoài trời:

Dạo chơi thư viện, dạo chơi siêu thị, quan sát nhà xe, quan sát phòng bảo vệ, tham quan phòng âm nhạc

– Chơi, hoạt động ở các góc.

Dạy trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi ở các góc và sử dung đồ dùng đồ chơi đúng cách.

– Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều:

+ Góc xây dựng có những đồ chơi gì?, trò chuyện về 1 số nơi nguy hiểm.

11
38. Trẻ kể được tên một số lễ hội: Ngày khai giảng, Tết Trung thu…qua trò chuyện, tranh ảnh..
– Tên, ý nghĩa một số ngày lễ hội trong năm học (ngày khai giảng, Tết trung thu…)
Tạo hình: Tô màu đèn lồng

Âm nhac: Dạy hát “Đêm trung thu”

+ Nghe hát: Chiếc đèn ông sao

– Chơi, hoạt động ngoài trời:

Quan sát bánh nướng bánh dẻo, vẽ bánh trung thu, quan sát đèn ông sao.

Chơi, hoạt động theo ý thích buổi chiều: Trò chuyện về ngày tết trung thu, trung thu của bé và tiệc buffelt, bé kể về cảm xúc khi tới trường.

 
Giáo dục phát triển ngôn ngữ

12
40. Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản.
– Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.
Hoạt động chơi; hoạt động học, hoạt động lao động tự phuc vụ: Dạy trẻ lấy, cất đồ chơi, đồ dùng và làm 1 số việc tự phục vụ theo yêu cầu.

+ Trò chơi: Hãy làm the hiệu lệnh; Nu na nu nống, tránh nắng, Nhảy qua xuối nhỏ, Bóng tròn to…

– Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều:

+ Lao động vệ sinh các góc

13
41. Trẻ hiểu được nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả…
– Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, quen thuộc.
– Đón trả trẻ – trò chuyện hàng ngày, mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động

+ Trò chơi: Nghe âm thanh đoán tên đồ vật. Tìm bạn giúp cô, Bóng bay…

14
47. Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao.
Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi.
– Hoạt động học: Thơ: Trăng sáng, nghe lời cô giáo.

Hoạt động theo ý thích buổi chiều: Nghe, đọc đồng dao: “rềnh rềnh ràng ràng”

15
54. Trẻ thích vẽ, viết
– Vẽ theo khả năng và ý thích của trẻ
Hoạt động học:

Tạo hình: Tô màu đèn lồng, tô màu đu quay, tô màu chùm bóng bay

Chơi hoạt động ngoài trời:

vẽ theo ý thích, vẽ bánh trung thu.

– Chơi, hoạt động ở các góc.

Tô, vẽ tranh về chủ đề.

Giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội

16
57. Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi
– Trao đổi, trò chuyện cùng cô.
Đón trẻ, trả trẻ: Dạy trẻ chào cô chào bạn khi đến lớp.

– Hoạt động trò chuyện : Dạy trẻ chào cô về nhà chào ông bà bố mẹ…

– Hoạt động lễ hội : Dạy trẻ chào hỏi người lớn tuổi.

17
63. Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình
– Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, sau khi chơi xếp cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ.
– Dạy trẻ có hành vi văn minh khi giao tiếp người lớn tuổi với bạn bè.

+ Hoạt động học: Truyện ‘Con đường đến trường, Ai tài giỏi hơn’.

+ Chơi hoạt động ngoài trời: Chơi với giấy, chơi với sỏi,…

Review giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề gia đình 2022

+ Hoạt động góc: Chơi xong trẻ cất đồ chơi mầm non gọn gàng đúng nơi quy định.

+ Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều: Trò chuyện về nội quy của lớp.

18
64. Trẻ biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở…
– Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn).
Đón trẻ, trả trẻ:

– Dạy trẻ có hành vi văn minh khi giao tiếp người lớn tuổi với bạn bè.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, xin lỗi khi làm sai.

19
66. Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ
– Chơi hòa thuận với bạn bè.
– Đón trẻ

-Thể dục sáng

– Chơi hoạt động ngoài trời

– Chơi hoạt động ở các góc.

20
68. Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định
– Nhận biết hành vi  “đúng” – “sai”, “tốt” – “xấu”.

– Giữ gìn vệ sinh môi trường

­– Thông qua các hoạt động: giờ ăn, hoạt động học…

Dạy trẻ có hành vi văn minh biết giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định.

Hoạt động lao động vệ sinh

 
Giáo dục phát triển thẩm mỹ

21
70. Trẻ biết chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể câu chuyện.
– Nghe các bài hát, bản nhạc (Thiếu nhi, dân ca)

– Nghe đọc các câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

– Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.

– Gời đón, trả trẻ

– Thể dục buổi sáng.

– Chơi hoạt động ngoài trời

– Chơi hoạt động ở các góc

– Hoạt động học: Âm Nhạc

+ Dạy hát: “Đêm trung thu, Trường cháu đây là trường  mầm non, cô giáo’

+ Dạy vận động ‘vui đến trường”

+ Nghe hát: “hiếc đền ông sao, Cô giáo miền xuôi, Lớp chúng mình, em đi mẫu giáo”

+ Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh, ai đoán giỏi, nghe giai điệu đoán tên bài hát.

22
73. Trẻ biết vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh hoạ).
Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
– Thể dục sáng :

– Hoạt động học: Âm Nhạc

+ Vận động theo nhạc bài hát ‘Vui đến trường’

23
78. Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.
Sử dụng một số kĩ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.
+ Chơi hoạt động ngoài trời: Chơi với sỏi, chơi với lá cây, + Chơi hoạt động ở các góc: Góc xây dựng.

-Trò chơi: Xếp hình

24
80. Trẻ biết vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
Vận động theo ý thích khi hát/nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
– Thể dục sáng : Tập kết hợp với lời ca bài ‘Trường chúng cháu đây là trường mầm non’

– Hoạt động học: Âm Nhạc

+ Vận động theo nhạc bài hát «Vui đến trường»

+ Nghe hát: Lớp chúng mình. Em đi mẫu giáo, Chiếc đèn ông sao, cô giáo miền xuôi…

II. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

1. Môi trường giáo dục trong lớp:

– Các góc chơi: Góc học tập, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc phân vai

– Bàn ghế, đồ dùng của cô, của trẻ.

– Trang trí lớp theo chủ đề “Trường mầm non của Bé”.

2. Môi trường giáo dục ngoài lớp:

Sân chơi: Sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn

Góc thiên nhiên: Các cây xanh, chậu hoa, chậu cảnh

Góc tuyên truyền: Các bảng biểu, tranh ảnh tuyên truyền về ngày hội đến trường của bé, tranh chủ đề trường mầm non….

– Dụng cụ lao động vệ sinh: Chổi, gầu hót, dụng cụ chăm sóc cây…

Đồ chơi ngoài trời: sạch sẽ, đảm bảo an toàn…..

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LỚP 3 TUỔI TUẦN I

Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường – Lớp 3 tuổi của bé.

Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 6/9 – 10/9/2021

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Trẻ biết trò chuyện cùng cô về ngày hội đến trường.

– Trẻ biết tên lớp bé đang học, biết tên cô giáo dạy lớp mình, biết tên một số bạn mới trong lớp.

– Trẻ biết tập thể dục buổi sáng theo lời bài hát trường chúng cháu đây là trường mầm non.

– Biết tên các góc chơi trong lớp, đồ dùng đồ chơi mầm non mới. Biết 1 số hành động của vai chơi. Biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, không tranh giành đồ chơi với bạn.

– Trẻ nhớ được nhiệm vụ của cô đặt ra trong ngày. Trẻ biết nhận xét việc làm tốt của mình của bạn, việc làm chưa tốt của mình và của bạn và có ý thức tự giác cố gắng và sửa chữa.

2. Kĩ năng.

– Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ khi giao tiếp với cô và bạn.

– Tiếp tục rèn kỹ năng xếp hàng, đi các kiểu chân, tập các động tác theo lời bài hát trường chúng cháu đây là trường mầm non.

– Hình thành cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ, phân vai chơi, phối hợp hành động chơi theo nhóm.

3 Thái độ

– Trẻ vui vẻ, hào hứng khi đến lớp, giữ gìn vệ sinh trường lớp.

– Thích tập thể dục buổi sáng.

– Đoàn kết, nhường nhịn, chia sẻ trong quá trình chơi. Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

– Trẻ có ý thức noi gương các bạn tốt. Có ý thức cố gắng làm các việc làm tốt.

II. CHUẨN BỊ

* Sân tập xắc xô, trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

* Đồ dùng đồ chơi ở các góc:

Góc học tập: tranh ảnh, lô tô, đồ chơi đồng hồ số.

Góc xây dựng: Gạch, thảm cỏ, cây, các khối xốp, khối gỗ, mô hình ngôi nhà

Góc nghệ thuật: lá cây, len vụn, vỏ hến, sáp màu, giấy gam, giấy màu, hồ dán, dụng cụ âm nhạc, mũ múa, quần áo biểu diễn…

Góc phân vai: Bộ đồ dùng nấu ăn, lô tô thực phẩm 4 nhóm dinh dưỡng, bộ đồ dùng khám bệnh bác sĩ, ba nô quần áo.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
 

 

1. Đón trẻ

– Cô đến trước mở cửa cho thông thoáng phòng, quét dọn vệ sinh phòng nhóm.

– Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định.

– Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ.

– Giới thiệu tên cô, tên bạn.

 

 

2. Trò chuyện

Nội dung dự kiến:

– Tên lớp, tên trường, tên cô và các bạn.

– Các khu vực trong lớp.

– Tên đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

– Cách sử dụng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

– Một số nội dung phát sinh.

 

 

3. Thể dục sáng

*Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu chân về đội hình  3 hàng dọc

* Hoạt động 2: Trọng động: Tập theo lời bài hát ‘Trường chúng cháu đây là trường mầm non’.

+ Hô hấp: Hít vào thở ra.

+ Tay: Đưa tay lên cao, ra phía trước

+ Bụng: Nghiêng người sang hai bên

+ Chân: Bước một chân lên phía trước

+ Bật: Bật tại chỗ

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:

Cho trẻ nhẹ nhàng đi quanh sân tập 1- 2 vòng.

 

 

 

4. Hoạt động học

Thể dục

Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang

– TCVĐ: Tung  bóng

KPXH

Lớp 3 tuổi B của bé

Tạo hình

Tô màu chùm bóng bay

Truyện

Con đường đến trường

 

Âm nhạc

– NDTT: Dạy hát: Trường chúng cháu đây là trường mầm

non

– NDKH:

+ NH: Lớp chúng mình

+ TCÂN: Ai đoán giỏi

 

 

 

5. Chơi, hoạt động ngoài trời

HĐCMĐ

Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé

– Trò chơi vận động:

Mèo đuổi chuột

Chơi tự do

HĐCMĐ

Bạn và tôi

– Trò chơi vận động:

Ô tô và chim sẻ

Chơi tự do

HĐCMĐ

Quan sát thời tiết

– Trò chơi vận động:

Đốt pháo

 

 

Chơi tự do

HĐCMĐ

Chơi với giấy

– Trò chơi vận động:

Thi xem ai nhanh

Chơi tự do

HĐCMĐ.

Vẽ tự do trên sân trường (vẽ đồ chơi trong lớp)

– Trò chơi vận động:

Dung dăng dung dẻ

Chơi tự do

 

 

 

 

 

 

6. Chơi, hoạt động ở các góc

*Trò chuyện: Cho trẻ hát bài hát ‘‘Trường của cháu đây là trường mầm non’’

– Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé.

– Cho trẻ cùng tìm hiểu và nói lên những phát hiện của mình về các góc chơi trong lớp. Nếu trẻ chưa biết cô giới thiệu cho trẻ biết về các góc chơi đó.

– Cô gợi ý, giúp đỡ để trẻ vào góc chơi.

+ Cô gợi ý để trẻ nói về hoạt động ở các góc chơi, khuyến khích trẻ nhận vai chơi, góc chơi.

+ Cô gợi ý, giúp đỡ trẻ nhận vai chơi, góc chơi và chơi ở các góc

– Góc xây dựng ở đâu? Ai sẽ là những chú công nhân xây dựng? các chú thợ xây sẽ xây như thế nào?

– Góc nghệ thuật đâu? ở góc nghệ thuật có gì? Ai muốn tô, vẽ hay nặn những đồ dùng đồ chơi trong lớp nào?

– Góc phân vai có những đồ chơi gì? Ai sẽ chơi ở góc này?

– Cô mời các con về góc chơi của mình.

*Trẻ vào góc chơi

­+ Góc xây dựng: Xây lớp học của bé

+ Góc tạo hình nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn đồ chơi trong lớp

+ Góc phân vai: Cô giáo, bác sĩ

– Cô bao quát trẻ, tới các góc hướng dẫn trẻ thực hiện vai chơi, nếu trẻ lúng túng cô nhập vai chơi cùng trẻ, nhắc trẻ đi lại nhẹ nhàng, nói vừa đủ nghe, bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, hợp tác giúp đỡ bạn trong lúc chơi, lúc gặp khó khăn.

– Tạo tình huống để trẻ đổi góc chơi khác, nếu trẻ thấy chán.

*Kết thúc

– Bật nhạc “Hết giờ chơi”.

– Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

7. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều
*Trò chơi:

Đôi bạn (Mới)

* Hoạt động : Nghe băng 1 số bài hát về trường, lớp

* Chơi tự chọn

*Trò chơi:

Máy bay

 

* Hoạt động : Thực hành thao tác rửa tay

 

 

* Chơi tự chọn

*Trò chơi:

Đôi bạn

 

* Hoạt động : Làm quen với truyện ‘Con đường đến trường’

* Chơi tự chọn

*Trò chơi: Chèo thuyền

* Hoạt động: Góc xây dựng có những đồ chơi gì?

 

* Chơi tự chọn

*Trò chơi: Kéo co

 

* Hoạt động : Lao động vệ sinh

*Nêugương cuối tuần.

* Chơi t chn

 
Nêu gương cuối ngày
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

– Cho trẻ hát bài hát: trường chúng cháu đây là trường mầm non.

– Cho trẻ nhắc lại nhiệm vụ cô đặt ra trong ngày.

– Cho trẻ kể về những việc làm tốt, chưa tốt của mình, của bạn trong ngày

–  Cô nhận xét chung, khen ngợi việc làm tốt của trẻ, động viên trẻ làm nhiều việc tốt

– Tặng cờ cho trẻ

– Cho trẻ vui văn nghệ

+ Hát : trường chúng cháu đây là trường mầm non.

–  Trẻ hát cùng cô

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ kể cùng cô

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhận cờ

– Trẻ hát

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích:

* Trẻ biết chuyền bóng bằng 2 tay và phối hợp nhịp nhàng với bạn để chuyền bóng sang bên phải, bên trái và không làm rơi bóng, biết chơi trò chơi tung bóng

– Trẻ biết một số hoạt động của ngày hội đến trường.

– Trẻ biết tên một số bài hát về trường, về lớp

* Rèn tính tổ chức, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo giữa tay và mắt.

– Hình thành cho trẻ kĩ năng tư duy, phán đoán, quan sát

– Hình thành cho trẻ kĩ năng nghe..

* – Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động.

– Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận, chăm sóc yêu quý hoa.

– Trẻ có ý thức trong giờ học, có ‎tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn.

II. Chuẩn bị:

Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bằng phẳng.

Đồ dùng của cô: Nhạc, các bài hát về trường, lớp, bóng, rổ đựng bóng, tranh ảnh về ngày hội đến trường.

Đồ dùng của trẻ: Bóng, giày dép, ghế ngồi đủ cho trẻ, 2 gôn bóng

+ Lá cờ có màu sắc khác nhau theo cặp

III. Tiến hành.

III. Tiến hành.

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1. Hot động hc: Th dc

 Vận động cơ bản: “Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang”.

Trò chơi vận động: Tung bóng

* Hoạt động 1. Gây hứng thú – kiểm tra sưc khỏe

– Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ và cho trẻ khởi động

* Hoạt động 2. Khởi động

– Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân sau đó về 3 hàng dọc theo tổ

* Hoạt động 3. Trọng động

+ Bài tập phát triển chung:  Tập theo nhịp đếm (2 lần x 4 nhịp)

– Động tác tay: Tay dang ngang, đưa lên cao qua đầu (3lần x 4 nhịp)

– Động tác bụng: 2 tay chống hông, quay người sang phải, quay người sang trái.

– Động tác chân: Nhấc cao từng chân

– Động tác bật: Bật tại chỗ.

+ Vận động cơ bản: “Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang”

– Cô nói tên vận động rồi cho trẻ nhắc lại

– Khảo sát trẻ
Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.

– Lần 2: Giải thích.
+ Tư thế chuẩn bị: Cô đứng chân bằng vai, 2 tay cầm bóng. Khi nghe hiệu lệnh “Chuyền bóng sang bên phải” thì đưa bóng sang phía phải, bạn kế bên nhận bóng bằng 2 tay và chuyền tiếp cho bạn bên cạnh cứ thế cho đến hết hàng.

– Mời 2-3 trẻ khá lên thực hiện

– Cho trẻ thực hiện

– Lần 1 cho trẻ chuyền bóng sang phải

– Lần 2 cho trẻ chuyền bóng sang trái (cả lớp cùng thực hiện, đội hình 2 hàng ngang)
– Lần 3: Cho trẻ thi đua “thi chuyền bóng nhanh”. Bên nào rơi bóng xuống đất là thua, bên nào nhanh hơn và lấy được nhiều bóng là thắng.

– Cô bao quát sửa sai động viên trẻ, nhắc trẻ đón bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng.

– Cho trẻ nhắc lại tên vận động và mời 2-3 trẻ tập lại

* Trò chơi vận động: Tung bóng

– Luật chơi: Đội nào đá được nhiều bóng vào gôn đội đó thắng.

– Cách chơi cho trẻ đứng ngay dưới vạch chuẩn và đá bóng vào gôn sau đó đi về cuối hàng. Bạn tiếp theo lên thực hiện tiếp.

– Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

(Cô nhận xét động viên trẻ sau mỗi lần chơi)

 *Hoạt động 4. Hồi tĩnh

– Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.

*Hoạt động 5. Kết thúc.

2. Chơi, hoạt động ngoài trời

* Hoạt động có mục đích

“Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé”

– Cô và trẻ hát và vận động bài “ Vui đến trường”

– Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.

– Hôm nay ai đưa các con đến lớp.

– Các con có biết ngày khai giảng là ngày nào không?

– Ngày khai giảng là ngày 05/9 chúng mình sẽ làm gì.

– Ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học mới. Nhiều bạn mới đến lớp còn bỡ ngỡ chúng mình làm gì để giúp bạn.

– Giáo dục trẻ phải chơi đoàn kết, giúp đỡ bạn.

* Trò chơi vận động  “Mèo đuổi chuột”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô hỏi trẻ luật chơi, cách chơi

– Cô khái quát lại

– Cho trẻ chơi 2-3 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

* Chơi tự do

 3. Chơi  hoạt động  theo ý thích buổi chiều

* Trò chơi: “Đôi bạn” (Mới)

– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi

+ Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 lá cờ có màu sắc khác nhau. Khi cô vỗ tay trẻ chạy, vẫy cao cờ. Khi nghe hiệu lệnh “Tìm đúng bạn” những trẻ có màu cờ giống nhau sẽ chạy lại nắm tay nhau và tạo dáng ngộ nghĩnh. Hai bạn tìm được màu cờ giống nhau nhanh nhất và tạo dáng đẹp sẽ thắng.

– Cô khái quát lại

– Cho trẻ chơi 2-3 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

* Hoạt động. Nghe băng 1 số bài hát về trường, lớp

– Cô mở các bài hát về trường, lớp cho trẻ nghe

– Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.

– Khuyến khích trẻ hát theo.

* Chơi tự chọn

* Nêu gương cuối ngày

– Trẻ khởi động

– Trẻ tập theo cô

– Trẻ xếp thành hai hàng ngang

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chú ý quan sát

– Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe

– Trẻ tập thử

– Trẻ thực hiện vận động

– Trẻ thi đua nhau

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi

– Trẻ đi lại nhẹ nhàng

– Trẻ vận động

– Trẻ trò chuyện cùng cô

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ chơi

– Trẻ lắng nhe

– Trẻ chơi

 

* Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

Thứ ba ngày 07 tháng 9 năm 2021

1. Mục đích

* Trẻ biết tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn, các góc chơi trong lớp.

– Trẻ biết được một vài đặc điểm của mình, của bạn: dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích…

– Trẻ biết tên, luật chơi, cách chơi trò chơi “Ô tô và chim sẻ, máy bay”

– Trẻ biết quy trình rửa tay, biết rửa tay dưới vòi nước sạch bằng xà phòng, biết tiết kiệm nước trong khi rửa tay.

* Rèn kĩ năng giao tiếp, sử dụng vốn từ diễn đạt ngôn ngữ, khả năng tư duy, sự chú ý.

– Hình thành khả năng quan sát phối hợp với các bạn trong khi chơi trò chơi

*Trẻ thích thú tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm về lớp 3 tuổi

– Thích đến lớp, yêu quý cô giáo, bạn bè, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

2. Chuẩn bị

Địa điểm tổ chức hoạt động: Trong lớp, sân trường

Đồ dùng, dụng cụ của cô: Tranh ảnh lớp học của bé, sắp xếp góc chơi gọn gàng; Sân trường sạch sẽ thoáng mát; Máy tính loa; Hệ thống câu hỏi

+ Một số hình ảnh đúng – sai

Đồ dùng dụng cụ của trẻ: Xà phòng, khăn lau, vòi nước sạch, cờ có nhiều màu sắc theo cặp.

3. Tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Hoạt dộng học: Khám phá xã hội:

“Lớp 3 tuổi của bé”

* Hoạt động 1: Gây hứng thú:

– Cô và trẻ hát bài hát “Lớp chúng mình”

– Cô trò chuyện với trẻ về bài hát

– Cho trẻ quan sát lớp học để trẻ nói những suy nghĩ của trẻ về lớp học

* Hoạt động 2: Nội dung Khám phá

– Chia trẻ thành 3 nhóm cho trẻ tự thảo luận theo nhóm và cử bạn đại diện cho nhóm trả lời câu hỏi cô đưa ra

+ Tên lớp mình là gì? Lớp có những cô nào?

+ Bạn của con là ai?

+ Lớp 3 tuổi  gần lớp nào trong trường?

+ Lớp có những góc chơi nào?

(Cho trẻ đếm số lượng góc mà trẻ nhìn thấy) + Có những đồ dùng đồ chơi gì ở góc đó?

– Mời trẻ giới thiệu về nội dung chơi trong góc chơi và cách chơi với đồ chơi

– Mỗi câu trả lời đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa, cô và trẻ sẽ kiểm tra số bông hoa của mỗi nhóm.

– Giáo dục trẻ giữ gìn lớp học sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi, bỏ rác đúng nơi quy định, nghe lời cô giáo, đoàn kết chia sẻ với bạn.

– Trò chơi: Đôi bạn

Cho trẻ vừa đi vừa vẫy cờ và hát khi có hiệu lệnh “Tìm đúng bạn” những trẻ có màu cờ giống nhau sẽ chạy lại nắm tay nhau.

– Trò chơi: Ai thông minh hơn

Chia lớp thành 3 nhóm, lần lượt từng thành viên trong nhóm sẽ bật lên lấy lô tô có hình ảnh đúng về hành vi bảo vệ môi trường lớp học gắn lên bảng. Thời gian là 1 bản nhạc đội nào chọn đúng và nhiều thì đội đó thắng.

Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả.

– Trò chơi: Về đúng góc

Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô trẻ phải về đúng góc chơi mà cô yêu cầu.

* Hoạt động 3: Kết thúc.

– Cô nhận xét tuyên dương trẻ

2. Chơi, hoạt động ngoài trời

* Hoạt động có mục đích: “Bạn và tôi”

– Cô trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ tự nói về một số đặc điểm của trẻ: dáng vẻ bên ngoài (béo, gầy, cao, thấp, tóc ngắn, tóc dài…), sở thích: món ăn, trò chơi, khả năng múa hát, đọc thơ, kể chuyện…

– Trẻ có thể so sánh một số đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa trẻ và bạn

– Mô tả vài đặc điểm bên ngoài của bạn…

– Giáo dục trẻ biết yêu quý bạn, chơi đoàn kết với bạn

* Trò chơi vận động: “Ô tô và chim sẻ”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô hỏi trẻ luật chơi, cách chơi

– Cô khái quát lại

– Cho trẻ chơi 2-3 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

* Chơi tự do:

3. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều

* Trò chơi: Máy bay

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô hỏi trẻ luật chơi, cách chơi

– Cô khái quát lại

– Cho trẻ chơi 2-3 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

*Hoạt động: Thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.

– Cho trẻ nhắc lại cùng cô các bước rửa tay

– Cho trẻ thực hành rửa tay dưới vòi nước sạch với xà phòng với sự giúp đỡ của cô.

– Giáo dục trẻ tiết kiệm nước khi rửa tay, xếp hàng chờ đến lượt, không xô đẩy nhau.

* Chơi tự chọn

* Nêu gương cuối ngày.

– Trẻ hát

– Trẻ nói suy nghĩ của mình

– Trẻ thảo luận nhóm

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Chú ý lắng nghe

– Chú ý lắng nghe và chơi

– Trẻ nghe và chơi

– Trẻ nghe và chơi

– Trẻ nghe

– Trẻ trò chuyện cùng cô

– Quan sát, so sánh và trả lời

– Trả lời theo ý hiểu

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ rửa tay

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi

* Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

Thứ tư ngày 08 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích

* Trẻ biết cách cầm bút, cách ngồi cách tô màu xanh, đỏ, vàng cho những quả bóng bay.

– Trẻ biết quan sát và nêu đặc điểm nổi bật của thời tiết.

– Trẻ nhớ tên và biết cách chơi trò chơi: Đốt pháo, đôi bạn.

– Biết tên truyện “Con đường đến trường” phần nào hiểu nội dung truyện.

* Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô màu và rèn tư thế ngồi cho trẻ.

– Hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát có chủ định.

– Rèn trẻ kỹ năng nghe và trả lời lưu loát

* Tích cực tham gia hoạt động.

– Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và cất đồ chơi đúng quy định. Đoàn kết, nhường nhịn trong khi chơi.

II. Chuẩn bị

Địa điểm tổ chức hoạt động: Sân trường, lớp học sạch sẽ gọn gàng.

Đồ dùng của cô: Tranh mẫu, sáp màu, tranh truyện “Con đường đến trường”.

+ Chùm bóng bay có 3 màu xanh, đỏ, vàng.

Đồ dùng của trẻ: Vở tạo hình, sáp màu, ghế ngồi, giày dép, mũ đủ cho trẻ.

III. Tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Hoạt động học: Tạo hình:

“Tô màu chùm bóng bay” (Mẫu)

*Hoạt động 1. Gây hứng thú:

– Cho trẻ chơi trò chơi “Thổi bóng”

– Cô trò chuyện với trẻ về hình dạng, màu sắc chum bóng bay.

 *Hoạt động 2. Quan sát tranh mẫu

– Bức tranh vẽ gì?

– Bóng bay có dạng hình gì?

– Có mấy quả bóng bay? Màu gì?

– Con thích quả bóng bay màu gì? Vì sao?

*Hoạt động 3. Cô tô mẫu

– Cô chọn chì màu đỏ, cầm chì bằng tay phải và bằng 3 đầu ngón tay, cô tô quả bóng bay cô thứ nhất. Cô tô từ trái qua phải từ trên xuống dưới cô được 1 quả bóng bay màu đỏ. Tiếp tục cô chọn chì màu xanh cô tô cho quả bóng bay ở giữa và cô chọn chì màu vàng cô tô quả bóng bay cuối cùng. Cô đã tô được 3 quả bóng bay rồi

– Cho trẻ tô màu trên không.

*Hoạt động 4. Trẻ thực hiện:

– Cho trẻ nói tư thế ngồi, cách cầm bút, cách tô

– Cho trẻ tô vào vở, trong khi trẻ thực hiện cô mở một bản nhạc nhẹ.

– Cô quan sát động viên trẻ .

– Cô giúp những trẻ còn lúng túng.

*Hoạt động 5. Nhận xét sản phẩm:

Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.

– Con thích bài của bạn nào? Vì sao?

– Cô nhận xét chung động viên trẻ.

*Hoạt động 6. Kết thúc.

2. Chơi, hoạt động ngoài trời:

* Hoạt động có mục đích:

“Quan sát thời tiết”

– Cho trẻ đi dạo trên sân trường và quan sát thời tiết để trẻ nói nên những cảm nhận của trẻ về thời tiết hôm đó.

+ Bầu trời hôm nay như thế nào?

+ Lúc sáng mẹ đưa con đến lớp con thấy thời tiết như thế nào?

+ Còn bây giờ thì thời tiết ra sao?

+ Con nhìn lên cây xem cây như thế nào?

+ Thời tiết này là thời tiết mùa gì?

+ Các con mặc như thế nào cho phù hợp?

– Cô khái quát đặc điểm nổi bật của thời tiết

– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết

* Trò chơi vận động: Đốt pháo

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi.

– Cô khái quát lại cách chơi cho trẻ

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần

– Nhận xét chơi

3. Chơi  hoạt động  theo ý thích buổi chiều

* Trò chơi : Đôi bạn

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi.

– Cô khái quát lại cách chơi cho trẻ

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần

– Nhận xét chơi

* Hoạt động : Làm quen với truyện ‘Con đường đến trường’

– Cô giới thiệu tên truyện sau đó kể cho trẻ nghe 2 lần

+ Cô vừa kể chuyện gì ?

+ Trong truyện có ai ?

+ Bé May chào bố mẹ rồi đi đâu ?

+ Đến trường bé May chào ai ?

+ Bé May có thích đến trường không ?

+ Các con có thích đến trường không?

+ Đến trường các con được làm gì?

– Giáo dục trẻ thích đến lớp, yêu quý cô và các bạn, ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ..

– Cô kể lại cho trẻ nghe 1-2 lần

* Chơi tự chọn

* Nêu gương cuối ngày

– Trẻ chơi

– Trẻ trò chuyện cùng cô.

– Trẻ trả lời theo ý hiểu

– Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe

– Trẻ tô trên không

– Trẻ tô màu

– Trẻ nhận xét bài của bạn, của mình

– Trẻ nói theo ý hiểu

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi hứng thú

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ nghe

– Trẻ nghe cô kể chuyện

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi

 

* Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích

* Trẻ nhớ tên truyện “Con đường đến trường”, biết tên tác giả Hạ Biên, hiểu nội dung truyện.

– Trẻ biết cuộn giấy, vò giấy thành quả bóng.

– Trẻ nhớ tên trò chơi, chơi thành thạo trò chơi: thi xem ai nhanh, chèo thuyền.

– Trẻ biết được góc xây dựng có những đồ chơi gì? Cách chơi với những đồ chơi đó.

* Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ trả lời lưu loát và nói đủ câu.

– Hình thành cho trẻ quan sát ghi nhớ có mục đích.

– Phát triển sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay, các ngón tay.

* Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

– Giáo dục trẻ đoàn kết giúp đỡ bạn bè, có ý thức giữ gìn đồ chơi.

II. Chuẩn bị:

Địa điểm tổ chức: Sân trường, lớp học an toàn sạch sẽ.

Đồ dùng của cô: Tranh truyện “Con đường đến trường”, que chỉ, hệ thống câu hỏi, nhạc bài hát “Vui đến trường”, loa, máy tính, video phim hoạt hình “Con đường đến trường”, ti vi.

Đồ dùng của trẻ: Ghế, giấy đã qua sử dụng đủ cho trẻ.

+ Góc xây dựng có nhiều đồ chơi đẹp.

III. Tiến hành.

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Hoạt động học: Truyện

“Con đường đến trường”

*Hoạt động 1. Gây hứng thú

– Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Vui đến trường”

– Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và dẫn dắt trẻ đến với nội dung câu truyện

*Hoạt động 2: Kể chuyện

– Cô kể lần 1 bằng lời giới thiệu tên câu truyện.

– Cô kể lần 2: Kết hợp với tranh

+  Cô vừa kể câu truyện gì?

+ Trong truyện có ai?

+ Bé May chào bố mẹ rồi đi đâu?

+ Trên đường đi bé gặp và chào ai?

+ Khi sóc nâu cho hạt dẻ bé nói gì với sóc?

+ Đến trường bé May thấy gì? Bé đã làm gì?

+ Các con có làm giống bé May không?

– Giáo dục trẻ thích đến lớp, yêu quý cô và các bạn, biết đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ bạn bè, có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp cũng như giữ gìn đồ dùng đồ chơi

– Cô kể lại cho trẻ nghe bằng video phim hoạt hình

– Hỏi lại trẻ tên truyện

*Hoạt động 3. Kết thúc

2. Chơi, hoạt động ngoài trời:

* Hoạt động có mục đích: “Chơi với giấy”

– Trời tối rồi!

– Cô tạo âm thanh từ giấy

– Trời sáng rồi! Các con vừa nghe thấy gì? âm thanh đó phát ra từ đâu?

– Âm thanh đó phát ra từ tờ giấy đó.

– Các con có nhận xét gì về những tờ giấy?

– Các con làm được những gì với tờ giấy này?

– Cô cho trẻ làm vò giấy, gấp giấy (cô mở nhạc nhẹ)

– Cô bao quát nhận xét trẻ

 * Trò chơi vận động: “Thi xem ai nhanh”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi

– Cô khái quát lại:

– Cô tổ chức cho trẻ chơi  2- 3 lần

– Nhận xét sau khi chơi

* Chơi tự do.

3. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều:

* Trò chơi: “Chèo thuyền”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi

– Cô khái quát lại:

– Cô cho trẻ chơi 3-4  lần

– Nhận xét sau khi chơi

* Hoạt động: Góc xây dựng có những đồ chơi gì?

– Cô mô phỏng cách chơi: Cô dùng gạch xếp, trồng cây…Đố các con cô chơi trò gì ? Ở góc chơi nào?

– Mời trẻ giới thiệu về góc xây dựng

+ Có những đồ chơi gì ở góc xây dựng?

– Cho trẻ nói cách chơi với những đồ chơi đó

+ Khi chơi ở góc xây dựng chúng mình chơi như thế nào?

+ Ngoài góc xây dựng lớp mình còn có góc chơi nào nữa?

– Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, khi chơi xong phải biết cất đúng nơi quy định.

* Chơi tự chọn.

* Nêu g­ương cuối ngày

– Trẻ hát và vận động theo nhạc

– Trẻ trò chuyện cùng cô

– Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nghe và chú ý xem

– Trẻ nhắm mắt

–  Trẻ mở mắt và trả lời

– Trẻ nói theo ý hiểu

– Làm ống nhòm

– Trẻ nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi

– Trẻ nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi

– Trẻ nghe

– Trẻ trả lời

– Trẻ giới thiệu về góc xây dựng

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ kể

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi.

 

 * Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng  ngày

Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích:

* Trẻ biết tên bài hát, hát đúng giai điệu, đúng lời bài hát. “Trường cháu đây là trường mầm non”, biết tên tác giả: “Phạm Minh Tuấn”. Hiểu nội dung bài hát, biết cách chơi trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi”, nghe và hưởng ứng theo bài hát “Lớp chúng mình”

– Trẻ biết vẽ 1 số đồ chơi trong lớp

– Trẻ biết giúp cô làm những công việc vừa sức của mình qua giờ vệ sinh các góc chơi.

– Trẻ biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ, đốt pháo”.

– Trẻ biết được những việc làm tốt của mình của bạn trong ngày, trong tuần. Biết được nhiệm vụ được giao của tuần sau.

* Hình thành cho trẻ kĩ năng hát, mạnh dạn và tự tin khi hát, khi chơi cùng bạn.

– Hình thành kĩ năng xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.

– Rèn cho trẻ tính chăm chỉ cần cù

* Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.

– Chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn.

– Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.

II. Chuẩn bị:

– Địa điểm: Sân tập, lớp học sạch sẽ, an toàn

– Đồ dùng của cô: Nhac bài hát: Trường cháu đây là trường mầm non, lớp chúng mình, giây thừng, phiếu bé ngoan

– Đồ dùng của trẻ: bàn ghế, khăn lau, xô, phấn, rổ đựng, giày dép.

III. Tiến hành.

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Hoạt động học: Âm nhạc:

Nội dung trọng tâm:

+ Dạy hát: “Trường cháu đây là trường mầm non”

Nội dung kết hợp:

+ Nghe hát : Lớp chúng mình

+ Trò chơi: Ai đoán giỏi

*Hoạt động 1: Gây hứng thú

– Cô trò chuyện với trẻ dẫn dắt vào bài hát.

* Hoạt động 2: Hát mẫu

– Cô hát bài hát lần 1 không có nhạc, giới thiệu tên bài hát tên tác giả.

– Cô hát lần 2 với nhạc

+ Cô và hát bài gì? Bài hát do ai sáng tác?

+ Bài hát nói về điều gì?

– Giáo dục trẻ yêu trường lớp, yêu các bạn và cô giáo, …

*Hoạt động 3: Dạy trẻ hát

–  Cả lớp hát 2-3 lần.

– Cô mời tổ, nhóm, cá nhân hát

– Cô động viên, khích lệ trẻ hát, chú ý sửa sai cho trẻ.

– Nếu trẻ hát tốt cô cho trẻ hát nâng cao.

– Cho trẻ nhắc lại tên bài hát và mời 1 trẻ hát tốt hát lại.

*Hoạt động 4: Nghe hát: “Lớp chúng mình”

– Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát tên tác giả

– Các con ạ bài hát “Lớp chúng mình” nói về tình cảm của các bạn trong lớp thật đoàn kết biết giúp đỡ lẫn nhau.

– Cô hát lần 2: Kết hợp với động tác minh họa.

– Cô hát lần 3 khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.

*Hoạt động 5. Trò chơi: “Ai đoán giỏi

– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.

– Cách chơi: Cô mời 1 trẻ hát một đoạn bài hát và mời trẻ khác đoán tên bài hát.

– Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

– Cô nhận xét chơi.

*Hoạt động 6: Kết thúc

– Cô nhận xét giờ học.

2. Chơi, hoạt động ngoài trời

* Hoạt động có mục đích:

“Vẽ tự do trên sân trường”

– Cô dẫn trẻ ra sân trường, trò chuyện với trẻ về đồ chơi trong lớp

– Cô đưa viên phấn ra hỏi trẻ: Đây là gì?

+ Con sẽ vẽ gì? (Hỏi 3-4 trẻ)

+Ai muốn vẽ giống bạn?

– Cho trẻ về các nhóm và vẽ, cô bao quát, động viên, khích lệ trẻ vẽ

– Cho trẻ đi vòng tròn quan sát sản phẩm

– Cô nhận xét, khích lệ tuyên dương trẻ

* Trò chơi vận động:  “Dung dăng dung dẻ”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô nhắc cho trẻ nhắc lại luật chơi:

– Cô khái quát lại

– Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

* Chơi tự do

3. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều

* Trò chơi: “Kéo co”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô nhắc cho trẻ nhắc lại luật chơi:

– Cô khái quát lại

– Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

* Hoạt động: Lao động vệ sinh

– Cô chia lớp thành 3 tổ

– Cô giao nhiện vụ cho các tổ

– Cô hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ của mình.

– Cô cho trẻ thực hiện: Cô bao quát, giúp đỡ và cùng làm với trẻ.

– Cô nhận xét từng nhóm, khuyến khích, động viên khen trẻ.

* Chơi tự chọn.

* Nêu gương cuối ngày, cuối tuần

– Cô cho trẻ hát bài cả tuần đều ngoan.

– Cho trẻ kể về những việc làm tốt mà trẻ đã làm được trong ngày, tuần.

– Tặng cờ. Cô nhắc nhở, động viên những trẻ chưa đạt cờ trong ngày.

– Đếm cờ.

– Cô nhận xét phát phiếu bé ngoan.

– Tổ chức liên hoan văn nghệ.

+ Hát: Trường chúng cháu đây là trường mầm non

– Giao nhiệm vụ cho trẻ vào tuần sau

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ trò chuyện

– Trẻ nghe cô hát

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ hát

– Trẻ nghe cô hát

– Trẻ hưởng ứng cùng cô

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ chơi 3-4 lần

– Trẻ trò chuyện cùng cô

– Trẻ trả lời

– Trẻ nêu ý tưởng

– Trẻ vẽ

– Trẻ nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhận nhiệm vụ

– Trẻ lau dọn đồ chơi cùng cô

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ hát

– Trẻ kể lại

– Trẻ nhận cờ

– Trẻ đếm

– Trẻ nhận bé ngoan

– Trẻ hát

– Trẻ nghe

 

* Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

( Nhấn Tải trọn bộ kết hoạch và giáo án để lấy tập tin chi tiết )

 

Tải File PDF

Bấm Vào Đây

 

Tải File word

Bấm Vào Đây

 

Tìm kiếm: Chủ de trường mầm non lớp 24 36 tháng, Kế hoạch tuần chủ de trường mầm non lớp nhà trẻ, kế hoạch chủ đề nhà trẻ 24-36 tháng, giáo án chủ đề trường mầm non 24-36 tháng, Kế hoạch chủ de đồ chơi của bé 24 36 tháng, Kế hoạch chủ de bản thân lớp nhà trẻ, Kế HOẠCH chủ de gia đình 24 36 tháng, Kế hoạch chủ de nhà trẻ

 

Truyện Thỏ Con Không Vâng Lời – Chuyện Kể Bé Nghe [Full HD]

 

Truyện Thỏ Con Không Vâng Lời, Thỏ Con vì mãi ham chơi mà quên mất lời dặn của mẹ đã đi lạc đường, làm sao Thỏ Con tìm đường về nhà. Kể chuyện múa rồi sinh động, giọng kể truyền cảm thú vị cho bé.
Kể Chuyện Cổ Tích Bé Nghe: https://goo.gl/Yyrg2K
Truyện Cổ Tích Việt Nam: https://goo.gl/5U0hMT
Cổ Tích Andersen Grimm: https://goo.gl/CguacR
Mụ Yêu Tinh Và Bầy Trẻ: https://goo.gl/MGsRqN
Cậu Bé Thông Minh: https://goo.gl/Y88qql
Nhà Bác Học Họ Lê: https://goo.gl/Kbg0EX
Cậu Bé Cờ Lau: https://goo.gl/4KiG8k
Cây Tre Trăm Đốt: https://goo.gl/OY3Vwo
Nói Dối Như Cuôi: https://goo.gl/kMWl80
Ăn Khế Trả Vàng: https://goo.gl/ln2X10
Bài Hát Tiếng Anh Vui Nhộn: https://goo.gl/gIWtyd
Liên Khúc Nhạc Thiếu Nhi: https://goo.gl/Gh5sQP
Phim Hoạt Hình 3D Vương Quốc Vui Vẻ: https://goo.gl/tvJ9A1
Tiếng Anh Trẻ Em: https://goo.gl/FVvKof
Ảo Thuật Vui Cho Bé: https://goo.gl/m8qeBk
►Đăng ký kênh theo dõi truyện mới mỗi ngày: https://goo.gl/LiQZ0g
TÓM TẮT TRUYỆN
Một hôm Thỏ mẹ dặn Thỏ con:
Thỏ con của mẹ! Con ở nhà, chớ đi chơi xa, con nhé.
Vâng ạ! Con ở nhà, con không đi chơi xa.
Nhưng bươm bướm bay đến. Bươm bướm gọi:
Thỏ con ơi, ra vườn kia chơi đi! Ở đấy có cỏ này, có hoa này, thích lắm.
Thỏ con liền chạy theo bươm bướm. Thỏ con đi chơi mãi… chơi mãi… xa… thật xa…
Thế rồi Thỏ con quên cả lối về nhà. Thỏ con khóc hu hu và gọi:
Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Bác Gấu đi qua, thấy Thỏ con khóc. Bác dắt Thỏ về nhà. Thỏ mẹ chạy ra ôm Thỏ con. Thỏ con nói với mẹ:
Mẹ! Mẹ dặn con ở nhà, con lại đi chơi xa, con xin lỗi mẹ.
­
► © Bản quyền thuộc về BH Media Corp

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Bài tập về quy tắc thêm “s”, “es” vào từ loại trong tiếng Anh

Related Articles

Back to top button